03/06/2013 19:30 GMT+7

Loay hoay chuyện cấp chứng chỉ hành nghề nghệ sĩ, người mẫu

Q.N - TR.N.
Q.N - TR.N.

TTO - Sáng 3-6, Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) đã tổ chức hội nghị trực tuyến ở Hà Hội, Đà Nẵng và TP.HCM để lấy ý kiến cho đề án cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu trong lĩnh vực NTBD.

f5ZCBBCE.jpgPhóng to

Những người mẫu trình diễn sai quy định, không phép, gây phản cảm, dư luận bức xúc... sẽ bị treo chứng chỉ hành nghề. Trong ảnh: Phần trình diễn bị Sở VH-TT&DL TP.HCM xử phạt trong chương trình Đêm hội chân dài 7. Ảnh: T.T.D.

SGyv3ErC.jpgPhóng to
Các người mẫu biểu diễn trong chương trình Đẹp Fashion Show 11 - Ảnh: T.T.D.

Ông Nguyễn Đăng Chương - cục trưởng Cục NTBD - đã mở màn với việc nêu các lý do cần thiết phải có thẻ hành nghề. Trong đó, lý do đáng quan tâm nhất là “góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp” cho các nghệ sĩ.

Ông Chương cho biết cục đã có khảo sát về việc nên hay không nên cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) cho nghệ sĩ và 81,25% lượt người tham gia khảo sát cho là cần thiết.

Tuy nhiên, cục không đề cập cụ thể việc các khảo sát này được thực hiện từ khi nào, ở những địa phương nào, có bao nhiêu người được mời khảo sát và các thành phần được mời là những ai…

Góp ý... "chay"

Trước con số 81,25% đó, Cục NTBD đã quyết định lập đề án cấp CCHN cho nghệ sĩ, người mẫu để trình lên Bộ VH-TT&DL. Cục cũng dự định từ tháng 9-2013 sẽ bắt tay vào triển khai việc thực hiện cấp CCHN và đến 1-1-2014 các chứng chỉ này bắt đầu có hiệu lực.

Tại buổi góp ý, đại diện sở VH-TT&DL 63 tỉnh thành, đại diện các đơn vị biểu diễn nghệ thuật công lập và ngoài công lập, các nghệ sĩ tự do… đều nhiệt tình góp ý cho đề án.

Các góp ý cho đề án này vẫn còn dài nhưng luẩn quẩn bởi ở từng mục cụ thể đều “có vấn đề”, chưa rõ ràng, khái quát và còn nhiều sơ hở. Việc hiện thực hóa đề án này xem ra còn là câu chuyện dài…

Phần lớn ý kiến đều đồng tình với Cục NTBD trong việc cấp CCHN cho nghệ sĩ. Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng không thể góp ý một cách đầy đủ và sát sườn cho đề án vì không có trong tay dự thảo của đề án mà chỉ được nghe qua phần trình bày của cục trưởng Nguyễn Đăng Chương.

Theo nội dung do ông Chương trình bày, có thể thấy đề án cấp CCHN cho nghệ sĩ, người mẫu trong lĩnh vực biểu diễn còn nhiều bất cập. Về tên đề án, nhiều ý kiến cho rằng người mẫu cũng có thể coi là nghệ sĩ và nên chăng lấy tên đề án là đề án cấp CCHN cho nghệ sĩ biểu diễn.

Cũng có nhiều ý kiến tranh luận về những đối tượng được đặc cách cấp thẻ như NSND, NSƯT, giảng viên tại các trường nghệ thuật, những nghệ sĩ đã được cấp thẻ từ đợt trước (2000-2003)…

Những vấn đề khác như Cục NTBD hay sở VH-TT&DL các địa phương là nơi ban hành thẻ, thời hạn của thẻ, thu phí hay không thu phí cấp thẻ, mã số thẻ có nên là mã số thuế nghệ sĩ luôn hay không, có cấp thẻ cho những người tổ chức chương trình (giám đốc sản xuất)… đều được đưa ra mổ xẻ với ý kiến nhiều chiều nhưng vẫn chưa đi tới kết quả cuối cùng.

Ông Võ Trọng Nam - phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM - cho rằng nếu Bộ VH-TT&DL và Cục NTBD đã thông qua thì Sở VH-TT&DL TP.HCM nói chung và cá nhân ông nói riêng sẽ tuân thủ, cũng như có những tham vấn để đề án này có thể “chạy” trơn tru.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ lần cấp thẻ hành nghề đợt trước, ông Nam cho rằng không nên lặp lại việc cấp CCHN. Việc cấp CCHN trong thời điểm này không chỉ làm “nở nồi” các thủ tục hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nước mà còn đi ngược lại các nghị định đã được ban hành như nghị định 79, 75, 65…

Ông Trọng Nam nhấn mạnh: “Trong thời điểm này chúng ta chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện đề án này bởi nghị định 92 (bãi bỏ việc cấp thẻ hành nghề) vẫn còn hiệu lực. Nếu muốn thực hiện đề án cấp CCHN cho nghệ sĩ trong thời gian tới, trước mắt phải có tờ trình lên Bộ VH-TT&DL và các cơ quan quản lý cấp cao hơn để có những sửa đổi thích hợp trong các nghị định đã được ban hành và vẫn đang có hiệu lực”.

Ông Nam cũng cho rằng để quản lý nghệ sĩ hay xử phạt họ một cách hiệu quả không nhất thiết phải thông qua CCHN. Ví dụ cho quan điểm này là trường hợp nghệ sĩ Kim Tiểu Long, Bảo Yến, Trọng Tấn… đã có những vi phạm trong năm vừa qua và Bộ VH-TT&DL chỉ cần ra một văn bản phạt là “êm chuyện”. Một khi bộ đã đưa ra văn bản phạt, cấm biểu diễn trong một thời gian cụ thể thì không cá nhân hay đơn vị nào dám làm sai.

Ap dụng từ tháng 1-2014?

Vi phạm sẽ bị phạt ra sao?

Nghệ sĩ sẽ bị treo chứng chỉ hành nghề từ sáu tháng đến 2 năm. Nếu vi phạm nặng có thể bị phạt 10 triệu đồng cho đến thu hồi thẻ.

Trả lời phỏng vấn Tuổi Trẻ Online sau khi hội nghị trực tuyến kết thúc, ông Nguyễn Đăng Chương, cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, cho biết sau khi lấy ý kiến góp ý rộng rãi từ nhiều cơ quan, ban ngành, nghệ sĩ liên quan… đề án sẽ được trình lại lãnh đạo Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch phê duyệt khoảng tháng 10 và lộ trình dự kiến áp dụng từ tháng 1-2014.

Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương cho biết chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ từng cấp trước đây khi đi vào thực tế vấp phải nhiều rắc rối, nhiêu khê nên bộ đã quyết định bỏ cho phù hợp với xu hướng loại bớt “giấy phép con” trong thủ tục hành chính.

“Nhưng nhìn lại vào diễn biến ngày một phức tạp, nhạy cảm của các hoạt động trình diễn, chúng tôi lại xây dựng đề án trình lên bộ trong năm 2013. Trên thực tế, hoạt động biểu diễn nghệ thuật trong nước thời gian qua xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả, gây phản ứng mạnh trong dư luận công chúng. Chúng tôi đánh giá việc cấp chứng chỉ hành nghề trong thời điểm bây giờ là cấp thiết trong hoạt động biểu diễn”, ông Chương nói.

Người đứng đầu Cục Nghệ thuật biểu diễn phân tích: “Việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ mang đến rất nhiều lợi điểm như nâng cao trách nhiệm công dân của nghệ sĩ lẫn vai trò quản lý văn hóa của các sở văn hóa - thể thao và du lịch địa phương lẫn Cục Nghệ thuật biểu diễn…, góp phần làm tốt công tác hậu kiểm hoạt động biểu diễn, gắn kết chặt chẽ cơ quan nhà nước và nghệ sĩ trong việc tích cực chấn chỉnh hoạt động biểu diễn”.

Ông Chương cũng khẳng định: “Việc cấp chứng chỉ hành nghề cho nghệ sĩ không phải theo kiểu “xin-cho”, không hề phức tạp hay nhiêu khê mà dựa theo nhu cầu nghệ sĩ. Các nghệ sĩ chỉ cần viết đề nghị cấp chứng chỉ theo mẫu in sẵn, sau đó cơ quan quản lý văn hóa địa phương sẽ xem xét về tư cách đạo đức, năng lực chuyên môn nghệ sĩ và chưa từng bị thu hồi chứng chỉ hành nghề trước đây rồi trình lên bộ cấp duyệt”.

“Theo đề án, các NSND, NSƯT sẽ không phải làm hồ sơ để xin cấp thẻ như các nghệ sĩ khác mà sẽ được cấp đương nhiên. Chúng tôi cũng có hai phương án về thời hạn của thẻ: giá trị trong 5 năm hay thẻ không thời hạn. Hiện nay đang nghiêng về phương án thẻ có giá trị 5 năm/lần cấp”, ông Chương cho hay.

Theo tư liệu Tuổi Trẻ, vào năm 1999, thẻ hành nghề nghệ sĩ được Cục Nghệ thuật biểu diễn áp dụng theo nghị định có từ năm 1995 của Chính phủ về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng và quyết định 32/1999 của Bộ Văn hóa - thông tin ban hành Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Nhưng 3 năm tồn tại, thẻ hành nghề nghệ sĩ đã bị bãi bỏ theo nghị định 59/2002 của Chính phủ vì bị xem như một loại "giấy phép con".

* Mời bạn đọc đón nhiều ý kiến từ lãnh đạo bộ, các đơn vị nghệ thuật và nghệ sĩ xung quanh vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề nghệ sĩ trên số báo Tuổi Trẻ ra ngày 4-6.

Q.N - TR.N.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp