Báo Tuổi Trẻ là một trong số các tờ báo trực thuộc Thành ủy TP.HCM sau sắp xếp - Ảnh: MAI HƯƠNG
Theo đó, giai đoạn 1 kéo dài từ khi đề án được phê duyệt đến hết năm 2020. Cụ thể, các đơn vị sẽ tiến hành tuần tự các bước như sau:
* Trước 15-8, cơ quan chủ quản trước sắp xếp (hiện tại) xây dựng kế hoạch thực hiện, mô hình hoạt động của cơ quan báo chí (nêu rõ thực trạng, đề xuất phương hướng sau khi sắp xếp chuyển cơ quan chủ quản).
* Trước 20-8, tổ công tác thuộc Ban Tổ chức Thành ủy sẽ trình Thành ủy quyết định thành lập các cơ quan báo chí trực thuộc Thành ủy gồm: Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Tuổi Trẻ, Báo Người Lao Động, Báo Phụ Nữ TP và Tạp chí Cựu Chiến Binh.
Bên cạnh đó, tổ công tác thuộc Sở Nội vụ sẽ trình UBND TP quyết định thành lập các cơ quan báo chí thuộc UBND TP gồm: Báo Pháp Luật TP, Tạp chí Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn, Tạp chí Khoa Học Phổ Thông, Tạp chí Du Lịch, Tạp chí Giáo Dục TP.
* Trước 25-8, cơ quan chủ quản trước sắp xếp có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động của cơ quan báo chí trực thuộc gửi Bộ Thông tin và truyền thông. Đồng thời, Thành ủy, UBND TP.HCM làm thủ tục gửi Bộ Thông tin và truyền thông đề nghị cấp phép hoạt động cho cơ quan báo chí trực thuộc sau sắp xếp.
* Trước 30-8, các cơ quan báo chí sau sắp xếp xây dựng quy chế quản lý, vận hành của cơ quan chủ quản, lấy ý kiến tổ công tác và trình Thành ủy, UBND TP phê duyệt.
* Trước 30-9, cơ quan báo chí sau sắp xếp xây dựng quy chế hoạt động của đơn vị, lấy ý kiến tổ công tác và trình Thành ủy, UBND TP phê duyệt.
* Trong quý III, quý IV năm 2020, các cơ quan báo chí xây dựng đề án việc làm, lấy ý kiến trình cấp trên phê duyệt.
Trong giai đoạn 2 (từ năm 2021 - 2025), thực hiện sắp xếp cơ quan báo chí TP theo đúng chỉ đạo của Trung ương, ổn định hoạt động và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Đặc biệt đến năm 2025, nghiên cứu sắp xếp báo chí theo đề án còn một cơ quan truyền thông đa phương tiện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận