19/05/2017 14:05 GMT+7

Lo tai nạn, Đà Nẵng chấp nhận gây khó cho dân

 TRƯỜNG TRUNG
TRƯỜNG TRUNG

TTO - Đà Nẵng chuyển cả tuyến đường dài thành một chiều, với mục đích hạn chế tai nạn giao thông. Nhưng trên thực tế lại tạo ra nhiều khó khăn cho việc đi lại, buôn bán.

Tổ chức lưu thông 1 chiều trên trục đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) còn bất hợp lý nên nhiều người dân vẫn chấp nhận việc đi ngược chiều hơn là đúng luật - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tổ chức lưu thông 1 chiều trên trục đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) nhưng nhiều người dân vẫn chấp nhận việc đi ngược chiều hơn là đúng luật - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đường cũ đi 500m, đường mới đi... 2,8km

Việc biến tất cả các trục đường trên toàn tuyến Yết Kiêu - Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn (thuộc quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn) thành một chiều được thực hiện từ đầu tháng 5-2017.

UBND TP Đà Nẵng đưa ra phương án này nhằm hạn chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, do triển khai không có tính toán, nhiều bất cập đã lộ rõ, đặc biệt là gây phiền hà cho việc đi lại, buôn bán của người dân.

Đại lộ Yết Kiêu - Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn gồm 4 trục đường được ngăn cách bởi 3 dải phân cách cố định dài hơn 7km. Trước đây, hai trục đường bên ngoài (thường được gọi là đường gom) cho phép đi cả hai chiều. Từ đầu tháng 5, đường gom và trục đường chính đều chuyển thành một nhiều.

Nhưng các hướng quay đầu xe dọc 3 dải phân cách vẫn được giữ nguyên, khiến người dân khó khăn.

Đứng ở số nhà 247 Ngô Quyền, anh Nguyễn Ngọc Thành, tài xế taxi tải được khách yêu cầu đi về số 591 Ngô Quyền. Trước đây, đi trên đường gom hai chiều, anh Tùng chỉ cần di chuyển khoảng 500m. Nhưng với đường một chiều hiện nay, khoảng cách là 2,8km, gấp hơn 5 lần trước đây, do phải đi vòng.

Chính vì sự thiếu thuận tiện này mà dù ở cả hai đầu đường đều gắn biển cấm và căng băng rôn lớn để tuyên truyền, nhiều người dân vẫn tiếp tục đi vào theo chiều bị cấm. Trong những ngày qua, tại khu vực này liên tục xảy ra những vụ va quẹt do xe đi ngược chiều.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, phó chủ tịch UBND phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà) chia sẻ: “Khi tổ chức theo hướng đi mới, có những điểm phải di chuyển xa gấp 5-6 lần so với trước đây. Ngay đường đi đến UBND phường An Hải Bắc giờ cũng xa gấp 4 lần so với trước".

Theo bà Bình, nếu đường gom trở thành đường một chiều theo hướng đường chính thì chỉ nên để lại 1 dải phân cách ở giữa thay vì 2 như hiện nay, đồng thời rút ngắn con lươn giữa 2 đường ngược chiều để bớt khổ cho người dân, nhất là những người hành nghề vận tải.

Bà Bình nghi ngờ khả năng giảm được tai nạn giao thông của cách làm mới, vì tất cả các xe muốn quay đầu phải đi vào trục đường chính, trong khi đây là trục đường đông xe tải hạng nặng ra vào cảng Tiên Sa.

Cấm đường vì APEC

KTS Trần Dần, phó chủ tịch Hội Cầu đường Đà Nẵng, cũng nhận định cách cấm đường này là thiếu tính toán khi không có đường song song và không đảm bảo được khoảng cách hợp lý với các điểm quay đầu.

“Với lối sắp xếp này, nhiều vị trí trên đường Ngô Quyền phải đi mất hơn 800m mới có điểm quay đầu xe, tức là mất 1,6km để đi sang nhà đối diện. Đây là điều không thể chấp nhận được với đường giao thông hỗn hợp", ông Dần phân tích.

"Với ý thức và thói quen giao thông của người dân hiện nay, nếu bắt họ đi xa gấp 5 lần cách cũ thì nhiều người sẽ chọn đi ngược chiều. Điều này rất nguy hiểm, lợi bất cập hại nếu không sớm điều chỉnh”.

Ông Dần kiến nghị rút ngắn khoảng cách quay đầu bằng các điểm cắt ngang giữa 4 trục đường ở vị trí hợp lý.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, trục đường này là do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư và quản lý, chỉ có thể xem xét điều chỉnh dải phân cách hay con lươn sau khi cảng Liên Chiểu được xây dựng để giảm tải cho cảng Tiên Sa.

Ông Tuấn lý giải cách đi mới: “Thành phố thống nhất chuyển tất cả các đường gom hai chiều trước đây thành một chiều để tránh xung đột với đường chính. Chúng ta có thể đi xa hơn một chút nhưng an toàn, chứ sắp tới tổ chức APEC, mấy ngàn du khách tới mà ta không tổ chức thì sẽ rất vướng”.

Trong văn bản trả lời PV Tuổi Trẻ, Sở GTVT Đà Nẵng thừa nhận cách tổ chức giao thông mới gây ra bất tiện cho người dân, nhưng phải thực hiện vì mục tiêu “tính mạng con người là trên hết”.

Theo Sở này, tai nạn thường xảy ra tại các nút giao do tổ chức giao thông quá phức tạp, kể cả có bố trí đèn tín hiệu, với rất nhiều điểm giao cắt đối đầu trực tiếp do dòng xe trên đường gom đi ngược chiều với đường chính với các dòng xe khác khi vào nút.

Sở GTVT Đà Nẵng cho biết đang nghiên cứu lắp đặt đèn tín hiệu điều khiển giao thông, điều chỉnh dải phân cách trên tuyến và đẩy nhanh tiến độ thi công khớp nối quy hoạch trong khu vực dọc tuyến.

TRƯỜNG TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp