Người dân vừa chạy xe vừa bịt mũi do bụi trên xa lộ Hà Nội sáng 26-10 - Ảnh: Thanh Tùng |
Tín hiệu để các cơ quan kiểm soát ô nhiễm cần phải lưu ý
PGS.TS Lê Văn Khoa - Ảnh: Q.Thanh |
Theo PGS.TS Lê Văn Khoa (trưởng bộ môn quản lý môi trường - khoa tài nguyên và môi trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM), các chất ô nhiễm không khí được đưa vào danh mục phải đo đạc, kiểm soát thường xuyên như NO2 (nitơ điôxit), CO, SO2, Pb (chì), bụi, bụi mịn (PM10)... đều là những chất có tác động đến sức khỏe của cộng đồng.
Theo dõi biến động nhiều năm đối với các chất trên cho thấy có thời điểm tăng, thời điểm giảm; ở các địa điểm lấy mẫu khác nhau, kết quả cũng khác nhau.
Đơn cử như qua kết quả quan trắc cho thấy trong sáu tháng đầu năm 2015, một số chất ô nhiễm không khí có xu hướng tăng so với cùng thời điểm năm trước, chẳng hạn như CO dù giá trị đo được còn dưới chuẩn cho phép nhưng có xu hướng tăng, là tín hiệu lưu ý, cần tiếp tục theo dõi và nếu xu hướng tăng này duy trì thì phải làm rõ nguyên nhân và có giải pháp kiểm soát (cũng như với các chất ô nhiễm không khí khác). Còn để đánh giá tác động ô nhiễm ở mức độ nào, cần phải có thời gian quan trắc dài hơn.
Nhìn chung, nhiều chỉ số chất lượng không khí còn ở dưới ngưỡng quy chuẩn nhưng đánh giá tổng thể chất lượng không khí ở TP.HCM là chưa tốt và đương nhiên có tác động xấu đến sức khỏe người dân và chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
Ông Lê Thái Dương (quận 1, TP.HCM): Lo ngại với “thành phố sương mù”
Ông Lê Thái Dương - Ảnh: Q.Thanh |
Giờ đây, chiếc khẩu trang là vật dụng thiết yếu khi ra đường của cả nam lẫn nữ, già lẫn trẻ, cho thấy ý thức “sống chung với ô nhiễm” của người dân thành phố.
Có một điều khá trớ trêu là khi người dân thành phố cố gắng dành dụm để sở hữu ôtô nhằm giảm bớt ảnh hưởng của ô nhiễm khi đi lại trên đường nhưng chính số lượng ôtô tăng lên này càng làm cho chất lượng không khí của thành phố đi xuống.
Bên cạnh đó, không ít xe máy, ôtô, xe buýt kém chất lượng mang một lượng khói thải có thể nhìn thấy bằng mắt thường, càng làm cho chất lượng không khí đi xuống.
Không nói đến cảnh khói bụi ở những khu vực đang thi công đường sá hay những khu công nghiệp, chỉ cần đến giờ tan tầm cảnh khói bụi xe bao phủ gần như toàn thành phố đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người.
Hình ảnh “thành phố sương mù” không chỉ còn là của riêng Đà Lạt mà có thể thấy hình ảnh này mỗi khi chiều tối ở ngay TP.HCM, chỉ có điều hình ảnh này không chút thơ mộng mà cho thấy ô nhiễm không khí ở TP.
Tác hại của khí CO - Tính chất: Chất khí, không màu, không mùi, tỉ trọng=0,967, nhiệt độ sôi= -199oC. - Nguồn gốc: Do sự cháy không hoàn toàn khi đun củi bếp, khi phát điện máy nổ, khí thải xe cộ trong giao thông có thể lên đến 250 triệu tấn CO/năm, trong đó có thể có khí CO sinh học. CO trong không khí ô nhiễm biến thiên nhanh, vì vậy ta chưa xác định nó một cách chính xác. - Tích lũy: Khí CO trong lá lách người, không tích lũy trong máu và biến mất nhanh chóng. - Gây độc: Có thể gây chết đột ngột khi tiếp xúc, hít thở phải khí CO do CO tác động mạnh với hemoglobin (Hb) mạnh gấp 250 lần so với oxy. Khí CO lấy oxy của Hb và tạo thành cacboxyhemoglobin, làm mất nhanh chóng khả năng vận chuyển máu và gây ngạt. Ngoài ra, khí CO còn tác dụng với Fe trong Cytochrom - Oxydaza, men hô hấp có chức năng hoạt hóa oxy, làm bất hoạt hóa men này làm cho sự thiếu hụt oxy càng trở nên trầm trọng. Nhiễm độc cấp tính khi Hb.CO đạt 50%. Mức độ gây độc CO phụ thuộc vào nồng độ của nó trong không khí và Hb.CO trong máu: CO không khí (ppm)Hb.CO trong máu (UI)Mức độ gây độc500,07Nhẹ1000,12Độc vừa, chóng mặt2500,45Buồn nôn, nôn, trụy tim mạch10000,60Hôn mê10.0000,95Tử vong (Nguồn: WHO, 2007, do GS.TSKH Lê Huy Bá cung cấp) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận