14/06/2014 08:42 GMT+7

Lo ngại sửa Luật đầu tư cản trở quyền tự do kinh doanh

Q.THANH - V.V.THÀNH - L.KIÊN - Q.THANH
Q.THANH - V.V.THÀNH - L.KIÊN - Q.THANH

TT - Sáng 13-6, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật đầu tư (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc (chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam) cho rằng dự thảo Luật đầu tư (sửa đổi) được xem xét lần này vẫn còn nhiều điểm chưa thật sự phù hợp, có nguy cơ gây cản trở đáng kể tới quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư.

Theo ông Lộc, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư được thể hiện cơ bản qua thủ tục đăng ký/thông báo dự án đầu tư (khi bắt đầu đầu tư) và thủ tục thay đổi/điều chỉnh dự án đầu tư (trong quá trình thực hiện đầu tư). Tuy nhiên, đầu tư và kinh doanh về bản chất là một. Các chủ thể để được kinh doanh đã phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh - một loại thủ tục giống như thủ tục khai sinh, cho phép cơ quan nhà nước và xã hội ghi nhận sự tồn tại của mình. Các chủ thể này được khai sinh để đầu tư kinh doanh. Vì vậy không cần thiết phải có bất kỳ thủ tục nào để ghi nhận việc đầu tư của các chủ thể này nữa. Nói cách khác, không cần thủ tục đăng ký đầu tư vì đã có thủ tục đăng ký kinh doanh rồi.

“Tôi đề nghị bỏ thủ tục đăng ký đầu tư và giấy đăng ký đầu tư đối với tất cả dự án đầu tư, trừ dự án sử dụng nguồn lực từ Nhà nước (đất đai, tài nguyên, tín dụng...) hoặc ảnh hưởng đáng kể tới các nguồn lực khan hiếm...” - ông Lộc nói.

Theo đại biểu Nguyễn Phi Thường (tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội), Luật đầu tư 2005 đã hết sứ mệnh lịch sử, VN cần có những chính sách đột phá hơn để thu hút đầu tư nước ngoài bởi tính cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các quốc gia trong khu vực ngày càng gay gắt. “Tôi cho rằng dự luật phải đáp ứng ba vấn đề: tạo cơ chế đột phá về chính sách thu hút đầu tư; kiểm soát các nguồn lực trong nước đầu tư ra nước ngoài; khắc phục được những khiếm khuyết của Luật đầu tư 2005” - ông Thường nói. Ông cho rằng nếu sửa luật này không đáp ứng được yêu cầu thì không ít lĩnh vực sẽ giậm chân tại chỗ, không đủ sức cạnh tranh so với các quốc gia láng giềng và khu vực.

Về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, đại biểu Nguyễn Đình Quyền (phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội) cho rằng vẫn chỉ đang loay hoay mãi ở cái ngọn của vấn đề. Theo ông, Nhà nước phải tiến tới kê khai, quản lý và kiểm soát tài sản của mọi công dân trong xã hội, để chống rửa tiền, chống trốn thuế, chống gian lận thương mại, chống tham nhũng, chống trốn trách nhiệm thi hành án và trách nhiệm dân sự khác. “Khi kiểm soát được tài sản thì có thể làm tỉ tỉ thứ, nếu chỉ kiểm soát tài sản của người có chức vụ quyền hạn thì mãi mãi chỉ đánh bùn xuống ao. Bà chị tôi cho cô bạn vay 20.000 USD nhưng 20 năm nay không đòi được bởi họ luôn nói không có tiền, trong khi lại đi ôtô, có nhà ở nhưng các tài sản này đứng tên người khác” - ông Quyền nêu ví dụ.

Ông đề nghị trong lần sửa đổi này nên giao quyền quyết định thi hành án cho tòa án, không để ở cơ quan thi hành án nữa. “Biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản giao cho tòa án là đúng tinh thần của Hiến pháp, đây là quyền tư pháp vì liên quan đến tài sản của công dân. Đồng thời phải tăng cường trách nhiệm của UBND các cấp, quy định rõ quyền hạn của UBND các cấp trong công tác thi hành án” - ông Quyền nói.

Q.THANH - V.V.THÀNH - L.KIÊN - Q.THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp