Cho dù so với dự thảo lần trước, cơ quan soạn thảo là Bộ Công an đã bỏ quy định xóa đăng ký thường trú đối với các trường hợp xuất cảnh hoặc chấp hành hình phạt tù hai năm trở lên, bổ sung quy định về thông báo lưu trú dễ dàng hơn khi người dân chỉ cần thông báo qua điện thoại, mạng Internet đến công an xã, phường, thị trấn.
Một trong những mục đích của dự luật này là tăng thêm các điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú để giảm áp lực tăng dân cư lên các TP trực thuộc trung ương. Dự luật đưa ra điều kiện cho người đăng ký thường trú tại các TP này là: có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại TP đó từ hai năm trở lên, nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú, trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhà của cá nhân, tổ chức thì phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP, có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng, được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến cho biết: qua thảo luận trong thường trực ủy ban, đa số ý kiến cho rằng nếu áp các điều kiện trên đây cho tất cả TP trực thuộc trung ương và cả nội thành và ngoại thành thì quá rộng, bất hợp lý, bởi điều kiện mỗi nơi một khác. Quy định “nơi đăng ký thường trú phải là nơi tạm trú” có thể làm hạn chế quyền công dân.
Đồng tình với ý kiến trên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Đình Long nêu câu hỏi: “Tại sao cứ phải có tạm trú mới được đăng ký thường trú? Tôi đang ở Đắk Lắk thì ra nhận công tác tại Hà Nội. Tôi ra ngày nào và khi tôi đã có nhà ở hợp pháp thì tôi phải được đăng ký thường trú luôn chứ, tại sao lại bắt tôi phải tạm trú hai năm? Mà tại sao lại là hai năm chứ không phải ba tháng?”.
Cũng băn khoăn với các quy định này, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nói: “Thêm điều kiện thì chỉ thêm biện pháp hành chính đối với người dân, như vậy có đúng với tinh thần của Hiến pháp không?”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận