Sau khi Grab thâu tóm Uber, dư luận dấy lên lo ngại độc quyền - Ảnh: TUẤN PHÙNG
Theo ông Đông, Uber, Grab được xác định là một giải pháp công nghệ cung cấp cho đơn vị vận tải kết nối hành khách và Việt Nam đã cho thí điểm.
Việc Uber, Grab sát nhập với nhau là hoạt động bình thường và là quyền của các doanh nghiệp được luật pháp Việt Nam, thế giới quy định. Hoạt động này chiếu theo luật doanh nghiệp.
"Lo ngại độc quyền khi Grab mua Uber ở Đông Nam Á có thể đúng một phần vì trước có hai ông cung ứng dịch vụ nay còn một ông.
Nhưng đến nay Việt Nam có 10 đơn vị cung ứng công nghệ kết nối vận tải hành khách có tính năng như Grab, Uber.
Việc cạnh tranh của Uber, Grab không còn nữa nhưng vẫn còn các đơn vị khác cạnh tranh với Grab và tuân theo luật cạnh tranh chứ không thể nói cảm tính chỉ còn một mình ông nên tôi không cho hoạt động.
Tuy nhiên, cũng phải đánh giá trong thí điểm xe hợp đồng điện tử để đưa ra quy định quản lý trong thời gian tới"- ông Đông lý giải.
Về câu hỏi cộng đồng lái xe Uber, Grab kêu cứu đòi quyền lợi, ông Đông cho biết Bộ GTVT giao Vụ vận tải tiếp xúc, để có thể giải đáp kiến nghị của các tài xế.
"Cái quan trọng hơn là chúng ta chưa chú trọng lắm trong quá trình thực hiện kinh doanh của mình. Tài xế đăng ký làm việc với Uber, hợp tác xã cần xem xét về pháp lý theo hợp đồng dân sự. Bộ GTVT không thể đứng ra làm thay. Nhưng những gì liên quan về quản lý nhà nước trong vận tải thuộc trách nhiệm Bộ GTVT thì Bộ GTVT sẽ hỗ trợ ở mức độ tối đa. Còn việc tài xế thỏa thuận với nhau, có thế chấp tiền nong hay không là thỏa thuận dân sự giữa các bên"- ông Đông nói.
Với đề nghị cấp biển số có màu riêng cho xe kinh doanh vận tải của Hiệp hội taxi Hà Nội, ông Đông cho biết nhiều nước đã áp dụng. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nếu thấy phù hợp sẽ sửa đổi luật hoặc nghị định để áp dụng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận