07/02/2025 15:36 GMT+7

'Lỗ hổng an toàn đường sắt' từ những vụ tai nạn thương tâm

Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng không chỉ gây thương vong đáng tiếc, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi về an toàn đường sắt.

'Lỗ hổng an toàn đường sắt' từ những vụ tai nạn thương tâm - Ảnh 1.

Chiếc xe máy hư hỏng nặng sau vụ tai nạn đường sắt ngày 4-2 tại Quảng Ngãi - Ảnh: N.T.

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng. Những vụ việc không chỉ gây thương vong đáng tiếc mà còn đặt ra nhiều câu hỏi nhức nhối về hệ thống an toàn đường sắt.

Nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đường sắt

Ngày 4-2, tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Tấn Dũng (64 tuổi, bán vé số) đang trên đường về nhà đã thiệt mạng khi băng qua đường sắt tại một lối đi tự mở không có gác chắn.

Nạn nhân không kịp tránh đoàn tàu TN5 chạy tuyến Bắc - Nam đang lao tới với tốc độ cao. Đây không phải là lần đầu tiên một vụ tai nạn xảy ra ở khu vực này, nhưng những biện pháp ngăn chặn hiệu quả dường như vẫn chưa được thực hiện.

Trước đó vào ngày 19-1, tại thành phố Huế suýt xảy ra tai nạn nghiêm trọng khi gác chắn không kịp đóng trước khi đoàn tàu lao đến. Hình ảnh từ camera hành trình cho thấy các phương tiện vẫn di chuyển bình thường trên đường Hồ Đắc Di vào lúc đoàn tàu bấm còi inh ỏi.

Sau đó, nhân viên đường sắt mới vội vã kéo gác chắn. May mắn thay, không có thiệt hại về người, nhưng vụ việc đã gây hoang mang trong dư luận và đặt ra nghi vấn về trách nhiệm của nhân viên đường sắt.

Về trách nhiệm này, hẳn chúng ta chưa quên vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra vào ngày 7-3-2021 tại Quảng Ngãi đã cướp đi sinh mạng của một bé trai một tuổi.

Trong vụ việc này, nhân viên gác chắn đã quên hạ barrier đúng lúc, khiến ô tô của gia đình anh Nguyễn Trí M. bị tàu hỏa tông trúng khi đang băng qua đường sắt. Hậu quả bé trai con anh đã tử vong tại chỗ. Anh và vợ bị thương nặng.

Làm gì để không còn những tai nạn thương tâm?

Qua những vụ tai nạn đau lòng, có thể nhận ra một số nguyên nhân chính. Trước hết là trên toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam vẫn tồn tại quá nhiều đường ngang tự mở.

Con số theo thống kê lên đến hàng nghìn đường ngang giao cắt giữa đường bộ và đường sắt. Trong đó có một tỉ lệ lớn đường ngang tự phát, đồng nghĩa với tình trạng không có gác chắn, cũng như không có nhân viên chốt trực hoặc hệ thống cảnh báo đầy đủ.

Những con đường này tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cực kỳ cao, bởi người dân địa phương vẫn qua lại hằng ngày mà không nhận thức được nguy hiểm rình rập.

Các vụ việc như tại Huế và Quảng Ngãi nêu trên cho thấy sự bất cẩn của nhân viên gác chắn là nguyên nhân trực tiếp khác dẫn đến các sự cố nghiêm trọng.

Việc không kịp thời đóng barrier hoặc quên hạ gác chắn đã khiến người đi đường không có đủ thời gian phản ứng, đẩy họ vào nguy hiểm. 

Vấn đề tiếp theo là hệ thống cảnh báo và kiểm soát giao thông lạc hậu. Trong khi nhiều nơi đã áp dụng công nghệ hiện đại như cảnh báo tự động bằng cảm biến, hoặc barrier điều khiển từ xa, thì một số nơi thuộc hệ thống đường sắt Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhân lực và những phương pháp thủ công. Điều này làm tăng nguy cơ sai sót và chậm trễ trong xử lý tình huống.

Cuối cùng là ý thức của người tham gia giao thông. Không thể phủ nhận rằng nhiều vụ tai nạn đường sắt có nguyên nhân chính từ ý thức kém hoặc chủ quan của người dân.

Một số người có thói quen băng qua đường sắt bất chấp tín hiệu cảnh báo hoặc cố vượt qua khi barrier chưa hạ hết. Điều này làm gia tăng nguy cơ va chạm với tàu hỏa vốn di chuyển với tốc độ cao, có quán tính lớn không thể thắng gấp như các loại phương tiện khác.

Trước thực trạng đáng báo động này, không thể chần chừ về những biện pháp mạnh mẽ và triệt để hơn để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt. 

Có thể đặt ra mục tiêu dần xóa bỏ các đường ngang tự phát được không? Thay vào đó, cần đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng thay thế như các cầu vượt hoặc hầm chui tại các điểm giao cắt nguy hiểm. 

Đây là biện pháp lâu dài, cần thiết loại bỏ nguy cơ tai nạn cũng như hạn chế ùn tắc tại các đô thị lớn.

Hiện đại hóa hệ thống cảnh báo và gác chắn tự động qua áp dụng công nghệ cảm biến phát hiện tàu hỏa từ xa, barrier tự động và hệ thống cảnh báo bằng âm thanh, đèn tín hiệu cần được triển khai đồng bộ tại các điểm giao cắt quan trọng. 

Đồng thời cơ quan quản lý cần tăng cường giám sát và kiểm tra định kỳ để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình.

Đặc biệt chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt tại các địa phương có nhiều đường ngang dân sinh. Người dân cần hiểu rõ mức độ nguy hiểm khi băng qua đường sắt mà không quan sát kỹ hoặc cố tình phớt lờ các cảnh báo nguy hiểm, biện pháp bảo vệ.

'Lỗ hổng an toàn đường sắt' từ những vụ tai nạn thương tâm - Ảnh 3.Băng qua đường sắt, người đàn ông bị tàu hỏa tông chết

Trong lúc băng qua đường sắt đoạn qua thôn Liên Trì 2 (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa, (Phú Yên), người đàn ông bị tàu hỏa tông tử vong.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp