28/02/2020 11:25 GMT+7

Lo giàn khoan dầu khí dừng hoạt động vì COVID-19

TUẤN PHÙNG
TUẤN PHÙNG

TTO - Do cán bộ cảng vụ phải xuống tàu chở dầu của Trung Quốc vài ngày giám sát việc xuất dầu cho tàu ở cảng dầu khí ngoài khơi rồi lại lên giàn khoan làm việc nên Cục Hàng hải và ngành dầu khí lo nếu mắc COVID-19 phải dừng hoạt động cả giàn khoan.

Lo giàn khoan dầu khí dừng hoạt động vì COVID-19 - Ảnh 1.

Giàn khoan dầu khí ngoài khơi Vũng Tàu - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Ông Hoàng Hồng Giang, phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, cho biết như vậy khi báo cáo với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tác động dịch với ngành hàng hải.

Theo ông Giang, vấn đề mà ngành hàng hải lo ngại là hiện nay Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về kiểm dịch tàu khách tại cảng biển. Trong khi mỗi tàu có khoảng 3.000 khách đến từ nhiều nơi khác nhau, hành trình đi lại của từng hành khách phức tạp.

"Các cảng dầu khí ngoài khơi tại giàn khoan cũng kiểm dịch khó khăn. Vì khi xuất dầu thô đi nước ngoài có thị trường lớn là Trung Quốc, cán bộ cảng vụ của Việt Nam phải ở trên tàu 3-5 ngày để kiểm soát quá trình xuất dầu rồi trở về giàn khoan sinh sống.

Bên dầu khí báo cáo rất băn khoăn về những người lên tàu của Trung Quốc làm thủ tục xuất dầu rồi lên giàn khoan nếu lây bệnh cho lực lượng làm việc trên giàn khoan thì phải dừng hoạt động giàn khoan.

Kiến nghị Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành quy trình kiểm soát dịch bệnh với tàu khách và cảng dầu khí ngoài khơi" - ông Giang cho biết.

Ông Giang còn cho biết một khó khăn nữa ngành hàng hải đang gặp phải là trước đây kiểm dịch tàu biển tại bến cảng. Nhưng bây giờ phải mang thiết bị và đưa nhân viên kiểm dịch ra tàu đậu ngoài phao số 0 để kiểm dịch. Do đó ngành hàng hải phải hỗ trợ lớn…

Các công ty hoa tiêu xin giảm chỉ tiêu thu ngân sách hằng năm vì phí hoa tiêu không tăng vẫn phải cung cấp trang thiết bị bảo hộ, phương tiện cho kiểm dịch thực hiện kiểm dịch trên tàu biển ngoài khơi. Bên cạnh đó, công nhân ở các cảng biển thiếu nguồn cung để mua khẩu trang, găng tay bảo hộ.

Cục Hàng hải thống kê từ 24-1 đến 25-2, các cảng biển Việt Nam đón 5.200 lượt tàu. Trong đó có 468 lượt từ Việt Nam sang Trung Quốc, 545 lượt tàu từ Trung Quốc đến Việt Nam và 4.204 lượt tàu qua cảng Trung Quốc có vào cảng Việt Nam. Tổng cộng có 5.425 lượt thuyền viên qua vùng dịch Trung Quốc. :

Tháng 1-2020 hàng hóa qua cảng Việt Nam tăng 4% nhưng là mức tăng rất thấp trong nhiều năm qua. Tháng 2 -2020 hàng hóa vẫn tăng so với tháng 2 năm ngoái nhưng tháng 2-2019 là dịp tết nên phương tiện ít hoạt động.

"Các hãng tàu lớn đều cắt chuyến đi qua Trung Quốc nên hàng hóa giảm. Các nhà máy Trung Quốc không sản xuất hoặc sản xuất ra bị ùn ứ nên có ảnh hưởng đến vận tải biển. Tại Hải Phòng các hãng tàu cắt 15-20% số chuyến đến Trung Quốc. Còn ở TP.HCM nếu các hãng tàu cắt chuyến đến Hàn Quốc do công nhân phía Hàn Quốc nghỉ để phòng dịch thì cảng Cát Lái sẽ giảm 20% số chuyến. Vận tải biển được nhận định sẽ khó khăn kéo dài hết năm 2020 như dịch SARS" – ông Giang đưa ra nhận định.

Với tàu khách, ông Giang cho biết tại Quảng Ninh tháng 2-2020 giảm 30% số chuyến tàu khách đến. Các chuyến tàu khách có lịch đến Quảng Ninh trong tháng 3 và tháng 4-2020 đều thông báo hủy lịch khiến doanh thu cảng tàu khách ở Quảng Ninh dự báo giảm 80%.

Còn tại TP.HCM trong 4 tháng đầu năm theo kế hoạch có 15 tàu khách quốc tế lớn đến. Hiện mới đón được 4 tàu, 10 tàu hủy. Còn 1 chuyến trong tháng 4 chưa biết có hủy hay không.

Cục Hàng hải Việt Nam vận động các doanh nghiệp giảm chi phí dịch vụ hàng hải như phí cảng bến, phí bốc xếp. Đà Nẵng đã giảm phí 15% phí để khuyến khích tàu đến.

Cục Hàng hải đã tập hợp ý kiến các doanh nghiệp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải đề nghị Chính phủ có chính sách giảm lãi suất, giãn nợ với các doanh nghiệp cảng biển, vận tải biển.

TUẤN PHÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp