30/05/2017 14:17 GMT+7

​Lo đường sắt lệ thuộc vốn, công nghệ nước ngoài

ĐỨC BÌNH
ĐỨC BÌNH

TTO - Các đại biểu Quốc hội cho rằng nên huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào xây dựng các nhà ga để có nguồn tạo vốn cho đầu tư phát triển đường sắt, bớt phải vay nước ngoài.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) - Ảnh: Quochoi.vn

Thảo luận dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi hôm nay 30-5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) băn khoăn khi chưa thấy quy định về nguồn lực để xây dựng đường sắt tốc độ cao trong tương lai.

“Quy định về đường sắt tốc độ cao như trong dự thảo luật là rất cần thiết để có cơ sở pháp lý chuẩn bị và đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao khi đất nước có điều kiện. Nhưng với tình hình nợ công như hiện nay, nếu chờ đến khi đất nước có điều kiện, theo tôi phải rất lâu chúng ta mới làm được”, ông Cảnh đặt vấn đề.

Nhận định rằng về lâu dài, đường sắt mới chính là phương tiện vận chuyển giá rẻ cho hàng hóa và an toàn cho hành khách, đại biểu Bình Định cho rằng làm đường sắt tốc độ cao là cần thiết và vay vốn nước ngoài là tất yếu.

“Tuy nhiên, lệ thuộc quá nhiều về vốn thì phải chịu rủi ro về chất lượng và giá thành. Thực tế ta đã gặp sự cố về chất lượng, về giá thành bị đội lên của nhiều dự án”, ông Cảnh nói.

“Chúng ta có thể để nợ lại cho con cháu, nhưng cũng phải cố gắng để lại cho con cháu những dự án có chất lượng để con cháu sẽ tiếp tục sử dụng vận hành, góp phần phát triển đất nước và tạo ra lợi nhuận để trả nợ cho quốc gia”.

Do đó, ông Nguyễn Văn Cảnh đề ra một số giải pháp để tạo nguồn lực làm đường sắt tốc độ cao: 21 tỉnh, thành mà đường sắt này đi qua phải xây dựng được ít nhất 21 khu đô thị tại các ga hành khách và ga hàng hóa mới, cùng với đó là ít nhất 21 trung tâm thương mại.

“Tạo vốn từ chính nguồn lực của mình sẽ giúp ta không phải vay vốn hoặc có vay cũng rất hạn chế, không bị lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào”, đại biểu Bình Định nói.

Nhờ đó, ta cũng có quyền lựa chọn công nghệ phù hợp, chất lượng bảo đảm và giá thành hợp lý.

Theo ông Cảnh, phải bắt đầu ngay từ bước Chính phủ khảo sát lộ trình tuyến đường sắt tốc độ cao để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, đền bù, giải phóng mặt bằng…

Đại biểu Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng) cũng hiến kế: Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư theo hình thức đối tác công à ga nữa thì rất lãng phí, trong khi xã hội đang có nhiều các nhà đầu tư. Tôi đề nghị nhà nước chỉ làm những việc tư nhân không làm, còn việc gì tư nhân làm thì ta sẵn sàng tạo điều kiện để họ cùng nhà nước phát triển hệ thống đường sắt”, ông Thể nói.

Ông Thể cũng cho rằng cần giao trách nhiệm cho Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải mỗi một nhiệm kỳ phải dành ra ít nhất 35% vốn đầu tư cho ngành giao thông để phát triển đường sắt, vì nếu không ưu tiên thì đường sắt sẽ mãi mãi không có vốn.

Đại biểu Hồ Thanh Bình (An Giang) thì lưu ý: Chính phủ cần có tầm nhìn phát triển đường sắt thành một mạng lưới quốc gia bao phủ khắp các vùng miền trên cả nước chứ không chỉ tập trung vào một tuyến độc đạo nối hai miền qua đường sắt Bắc- Nam, Hà Nội – TP.HCM.

ĐỨC BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp