09/07/2022 08:20 GMT+7

Lùm xùm máy mượn, đặt: Đừng làm phiền người bệnh

HOÀNG LONG (chuyên gia tài chính y tế) - LAN ANH ghi
HOÀNG LONG (chuyên gia tài chính y tế) - LAN ANH ghi

TTO - Việc Bộ Tài chính có văn bản thông báo rõ các quy định hiện hành không cho phép hình thức máy đặt, mượn tại bệnh viện công cho thấy việc đặt, mượn máy thời gian qua là sai và cần có ngay các giải pháp. Phải làm sao để không phiền người bệnh?

Thực tế cho thấy tuy quy định không cho, nhưng máy đặt, mượn hiện diện tại trên 90% bệnh viện công lập, nếu bảo hiểm y tế ngưng thanh toán ngay các chi phí phát sinh trên máy đặt, mượn thì thiệt hại rất nặng đến quyền của người bệnh, bệnh viện cũng khó khăn vì không có máy cho khám chữa bệnh.

Đó là chưa kể tình huống này đến trong thời điểm bệnh viện công gặp nhiều khó khăn cùng lúc: thiếu thuốc, thiếu vật tư và nhiều nhân sự nghỉ việc, dịch COVID-19 trong 2 năm vừa qua khiến bệnh viện khó khăn…

Trước tình thế này, cần có hai danh mục giải pháp: ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn (tối thiểu là 1 năm), trước hết Bộ Y tế phải thống kê ngay có bao nhiêu bệnh viện đang có máy đặt - mượn, bao nhiêu trong số này là diện không thể thiếu cho khám chữa bệnh và chưa thể mua.

Tiếp đó, hai bộ Y tế (bộ quản lý chuyên môn) và Tài chính (quản lý tiền) phải thống nhất và có quy định chung, hoặc trình Chính phủ để Chính phủ có nghị quyết cho giai đoạn quá độ. 

Lúc này những dịch vụ sử dụng thiết bị không thể thiếu, chưa thể mua tiếp tục được bảo hiểm y tế thanh toán. Những thiết bị giá rẻ, mua được ngay có thể đầu tư hoặc chuyển đổi hình thức để có máy điều trị thay cho máy mượn, máy đặt.

Giai đoạn ngắn hạn này là thời gian chờ sửa tổng thể nghị định 151, trong đó cần quy định cụ thể chứ không chung chung như hiện nay về các hình thức xã hội hóa được phép tại cơ sở y tế công. 

Ví dụ như thực tế có máy mượn, máy đặt nhưng cụ thể là loại thiết bị nào được mượn, đặt. Trong điều kiện "máy đóng", nghĩa là phải sử dụng hóa chất theo dòng máy, thì giá thế nào, đàm phán giá ra sao và đơn vị nào được đàm phán…

Những máy mượn - đặt còn lại phải chuyển đổi sở hữu sang hình thức cho tặng hoặc thuê thì định giá ra sao, đơn vị nào được định giá. 

Đó là điều các bệnh viện đang vướng và nếu chưa định giá được cũng chưa chuyển đổi hình thức sở hữu sang các hình thức được cho phép (như bệnh viện thuê hoặc nhà đầu tư cho tặng bệnh viện).

Có ý kiến cho rằng hiện các bệnh viện đã cho đặt - mượn thiết bị, giờ không cho phép sẽ khó cho nhà đầu tư, nhưng cho đặt - mượn thiết bị là sai quy định, không thể vì làm sai mà bắt phải sửa quy định.

Thực trạng máy mượn, máy đặt đúng sai đến đâu cơ quan chức năng sẽ xem xét, nhưng dù thế nào vẫn phải có bước xử lý khéo léo trên quan điểm vì người bệnh. Và để chấn chỉnh, sửa sai cần có giải pháp ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu hàng đầu là để không gián đoạn điều trị bệnh. 

Người bệnh không có lỗi. Họ có quyền phải được khám chữa bệnh đầy đủ. Đừng xử lý cứng nhắc để mọi việc rối lên, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh. Hãy khéo léo, phải xem chuyện chấn chỉnh và sửa sai thực trạng máy mượn, máy đặt là chuyện "nội bộ" của ngành y tế, đừng để người bệnh phải phiền lòng.

Lại lùm xùm máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công Lại lùm xùm máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công

TTO - Chuyện máy mượn, máy đặt tại bệnh viện công lại lùm xùm chưa có hồi kết, đặc biệt sau công văn của Bộ Tài chính khẳng định 'pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công không có quy định cơ quan, tổ chức, đơn vị được mượn tài sản để sử dụng.

HOÀNG LONG (chuyên gia tài chính y tế) - LAN ANH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp