10/11/2004 19:52 GMT+7

Liên kết trong lĩnh vực xuất bản: cả ba khâu

Đ.TR.
Đ.TR.

TTO - "Nhà xuất bản (NXB) được liên kết với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, cá nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về in hoặc phát hành xuất bản phẩm và tổ chức có tư cách pháp nhân để tổ chức bản thảo, in và phát hành từng xuất bản phẩm". Nội dung từng gây nhiều tranh cãi này đã được "chốt" lại như thế tại Luật xuất bản vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua với 81,21% số phiếu.

Luật nói rõ: giám đốc NXB tổ chức biên tập hoàn chỉnh và ký duyệt bản thảo trước khi in, ký duyệt xuất bản phẩm liên kết trước khi phát hành. Tổ chức, cá nhân liên kết với NXB được đứng tên trên xuất bản phẩm và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với xuất bản phẩm liên kết.

Một điểm mới đáng chú ý: Luật đã phân cấp UBND cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài (đối với cơ sở in xuất bản phẩm địa phương); còn cơ sở in trung ương vẫn do Bộ Văn hóa- thông tin cấp phép.

Cũng để tạo điều kiện thuận lợi và giảm thủ tục hành chính cho các cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm, Luật xuất bản đã thay việc cấp phép nhập khẩu bằng “đăng ký danh mục nhập khẩu xuất bản phẩm”. Giám đốc cơ sở nhập khẩu phải tổ chức kiểm tra nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu trước khi phát hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu của mình.

Chủ tịch cấp tỉnh không được ban hành văn bản pháp qui

Một dự án nữa cũng đã được Quốc hội thông qua (78,79% phiếu thuận) vào cuối giờ chiều nay: Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật của HĐND và UBND. Trong đó, vấn đề nổi bật "chủ tịch cấp tỉnh có được ban hành văn bản pháp qui không" đã ngã ngũ: chỉ HĐND và UBND mới phép ban hành (lần lượt dưới hình thức nghị quyết và quyết định, chỉ thị).

Theo luật này, văn bản qui phạm pháp luật của HĐND và UBND (là loại văn bản có chứa qui tắc xử sự chung, áp dụng cho nhiều đối tượng) dù được ban hành ở cấp nào cũng đều được tổ chức lấy ý kiến trong nhân dân, cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương để bảo đảm tính dân chủ, tính thực tiễn và tính khả thi của văn bản. Tuy nhiên việc lấy ý kiến không phải được tổ chức trong mọi trường hợp mà chỉ trong trường hợp cần thiết căn cứ vào nội dung, tính chất của văn bản.

Riêng đề nghị bổ sung qui định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền khi ban hành văn bản pháp qui trái pháp luật đã không được tiếp thu vào luật. Lý do: Nếu cơ quan nào ban hành trái pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm và có thể bị xử lý theo qui định của pháp luật (các đạo luật khác) mà hình thức cao nhất là bị giải tán.

Đ.TR.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp