13/09/2022 11:36 GMT+7

'Lịch tiếp dân niêm yết công khai trong cơ quan nhưng bên ngoài bảo vệ gác thì ai đến được'

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Theo đánh giá của đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giai đoạn từ ngày 1-7-2016 đến 1-7-2021, việc tiếp dân của người đứng đầu 'cấp xã ít, cấp huyện nhiều hơn, cấp tỉnh không cao, cấp bộ thì thấp'.

Lịch tiếp dân niêm yết công khai trong cơ quan nhưng bên ngoài bảo vệ gác thì ai đến được - Ảnh 1.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Ảnh: PHẠM THẮNG

Sáng 13-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 1-7-2016 đến 1-7-2021.

Có tình trạng ngại tiếp dân, trốn tránh tiếp

Nêu ý kiến thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết thời gian làm ở địa phương thấy việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo rất khó, rất đụng chạm và phải thực sự tâm huyết, chuẩn bị rất kỹ.

Ông nói có tình trạng ngại tiếp dân, trốn tránh tiếp dân. Cạnh đó lịch tiếp công dân công khai nhưng không có người dân đến là do "lịch công khai trong cơ quan nhưng ngoài bảo vệ gác thì ai đến được, biết tiếp lúc nào". Ông nhấn mạnh việc này cần chấn chỉnh. 

Từ kinh nghiệm ở địa phương, ông Định khẳng định việc tiếp dân rất quan trọng, phải cầu thị, chuẩn bị kỹ. 

"Kinh nghiệm của tôi là mời đoàn luật sư, chủ tịch đoàn luật sư, chủ tịch hội luật gia cùng tiếp công dân. Luật gia, luật sư trực tiếp trả lời, giải thích sẽ rất ổn. 

Nếu ở cơ sở có thể mời những người có kinh nghiệm, hiểu biết, hòa giải... tham gia tiếp ở xã, phường rất tốt", ông Định nêu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần xem lại các quy định về tiếp công dân. Ông nói quy định 11 của Bộ Chính trị nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu không chỉ tiếp công dân, còn phải đối thoại như đối thoại với nông dân, công nhân viên chức, thanh niên...

Ông chỉ rõ thực tế trách nhiệm bộ trưởng, chủ tịch tỉnh, huyện, xã một năm tiếp công dân bao nhiêu ngày. Do đó cần xem quy định pháp luật phù hợp nhưng không thực hiện được hay là quy định pháp luật không phù hợp?. 

"Luật pháp đầy đủ, khả thi rồi phải tổ chức thực hiện, còn luật ban hành mà làm không nổi hay do bản thân yêu cầu quá cao, chưa có phương thức cụ thể thì phải nghiên cứu, đề xuất", ông Huệ nói thêm.

Lịch tiếp dân niêm yết công khai trong cơ quan nhưng bên ngoài bảo vệ gác thì ai đến được - Ảnh 2.

Quang cảnh phiên họp - Ảnh: PHẠM THẮNG

Tiếp công dân: cấp tỉnh không cao, cấp bộ thì thấp

Trước đó, trình bày báo cáo của đoàn giám sát, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho hay còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không tổ chức tiếp, đối thoại với công dân...

Về trách nhiệm tiếp công dân định kỳ, tiếp công dân đột xuất của người đứng đầu cơ quan hành chính (bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các cấp…) vẫn chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện đầy đủ theo quy định của luật.

Số liệu thống kê cho thấy tiếp công dân của người đứng đầu cấp xã ít, cấp huyện có nhiều hơn, cấp tỉnh không cao, cấp bộ thì thấp. Người đứng đầu chủ yếu ủy quyền cho cấp phó tiếp dân định kỳ.

Đáng lưu ý, vẫn còn tình trạng bố trí cán bộ làm công tác tiếp dân chưa đúng quy định, có nơi bố trí cán bộ nghỉ hưu làm theo hợp đồng để tiếp công dân...

Đoàn giám sát dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo thời gian tới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Trong đó khiếu nại, tố cáo hành chính liên quan đến đất đai tiếp tục là "điểm nóng", nhất là ở các địa phương đẩy mạnh thực hiện dự án đầu tư công lớn, có nhiều dự án phải thu hồi, bồi thường đất.

Khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản với các dự án bất động sản du lịch, nhà ở thương mại sẽ "hết sức phức tạp" do các quy định của pháp luật liên quan đến các lĩnh vực này chưa thực sự đồng bộ, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Người đứng đầu ủy quyền hoặc giao cấp phó tiếp dân khá phổ biến

Theo báo cáo, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp công dân định kỳ đạt tỉ lệ bình quân 38% so với quy định (có 21 bộ, ngành có số liệu, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã tiếp định kỳ 381/960 ngày theo quy định).

Chủ tịch UBND cấp tỉnh tiếp công dân định kỳ đạt tỉ lệ bình quân 56% so với quy định (57 tỉnh có số liệu).

Chủ tịch UBND cấp huyện tiếp công dân định kỳ đạt tỉ lệ bình quân 94% so với quy định (57 tỉnh có số liệu). Một số tỉnh thành có tỉ lệ chủ tịch huyện ủy quyền cho cấp phó thực hiện nhiều như Gia Lai, Hà Nam, Hà Nội, TP.HCM, Khánh Hòa, Thanh Hóa...

Chủ tịch UBND cấp xã tiếp công dân định kỳ đạt tỉ lệ bình quân 49% so với quy định (57 tỉnh có số liệu). Một số tỉnh thành có tỉ lệ chủ tịch cấp xã tiếp công dân định kỳ ít, chủ yếu là ủy quyền cho cấp phó thực hiện như: Hà Nội, Nam Định, Sóc Trăng, Thanh Hóa...

Kiến nghị bổ sung quy định về Kiến nghị bổ sung quy định về 'ghi âm ghi hình khi tiếp dân'

TTO - Đó là một trong những kiến nghị nhận được góp ý, quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại buổi giám sát ngày 4-3 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với Thanh tra TP.HCM và Ban tiếp công dân TP.HCM.

THÀNH CHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp