Bộ Lịch sử Việt Nam tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới - Ảnh: V.V.TUÂN |
Lịch sử Việt Nam là bộ sử dựa trên những thành quả nghiên cứu mới nhất và khắc phục được những khiếm khuyết trước đây. Bộ sử phản ánh toàn diện lịch sử Việt Nam từ chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, an ninh quốc phòng, văn hóa, xã hội... Có thể nói đây là bộ sử đáp ứng được yêu cầu việc hiểu biết về lịch sử, văn hóa Việt Nam. |
PGS.TS ĐINH QUANG HẢI (viện trưởng Viện Sử học) |
Bộ Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập với hơn 10.000 trang được xem là bộ thông sử quy mô chưa từng có từ trước đến nay ở Việt Nam, từ thời khởi thủy đến những năm 2000 và có nhiều điểm mới trong các đánh giá.
, các bộ sách khác được giới thiệu trong sáng 18-8 gồm: bộ Lịch sử VN (15 tập), Văn hoá biển đảo VN, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (60 tác phẩm), 400 chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN, Lược sử Việt ngữ học, Hiên ngang Trường Sa...
GS Lê Hồng Lý, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá giới thiệu bộ sách Văn hoá biển đảo VN dưới góc nhìn văn hoá dân gian, tuyển chọn 189 bài viết, được trình bày có hệ thống theo từng thành tố của khoa học nghiên cứu văn hoá dân gian liên quan đến biển đảo VN.
Ông nói cùng với chính trị, quân sự thì văn hoá cũng là một cách khẳng định chủ quyền biển đảo. Ông lấy một dẫn chứng trong bộ sách là lễ khao lề thế lính vừa là nghi lễ nhân văn vừa là minh chứng rõ nhất khẳng định chủ quyền của VN với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Bộ sách Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giới thiệu đến độc giả những ấn phẩm tiêu biểu như: cốt cách Hồ Chí Minh, Văn hoá minh triết Hồ Chí Minh, Tấm gương tự học của Bác Hồ...
Đây là những câu chuyện chân thực, sinh động về chủ tịch Hồ Chí Minh của các tác giả trong và ngoài nước.
“Trong lúc nhân dân ta còn đang gặp rất nhiều khó khăn mà tôi lại thấy có rất nhiều địa phương xây tượng đài Hồ Chí Minh. Sinh thời Người chắc chắn không đồng ý với việc này”, ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Thanh Niên chia sẻ khi giới thiệu bộ sách về Bác Hồ.
Tôi là người chủ biên các tập về lịch sử cận đại trong bộ Lịch sử Việt Nam. Công trình này cho thấy rõ bức tranh về lịch sử cận đại Việt Nam gồm cả hai mặt, một mặt gồm sự hiện diện của chủ nghĩa thực dân với tất cả những tiêu cực mà nó đem đến cho người bản xứ và những mặt “tích cực ngoài ý muốn” mang đến cho Việt Nam như về văn hóa, yếu tố hiện đại của kinh tế thị trường... |
TS TẠ THỊ THÚY (Viện Sử học, chủ biên ba tập trong bộ Lịch sử Việt Nam) |
Sách 400 năm chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN góp phần làm rõ những vấn đề sự hình thành, biến đổi và định dạnh chữ quốc ngữ; dấu ấn các địa phương và phương ngữ trong chữ quốc ngữ; vai trò chữ quốc ngữ trong sự phát triển tiếng Việt; hạn chế và bất hợp lý của chữ quốc ngữ...
Sách cũng nói đến những đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ, xây dựng chuẩn cho chữ quốc ngữ. Sách Lược sử Việt ngữ học, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học trong thời gian hàng nghìn năm đến nay. Đây là ngành khoa học nghiên cứu tiếng Việt.
Đáng chú ý bên các bộ sách đồ sộ trên là cuốn sách ảnh mang tính thời sự Hiên ngang Trường Sa của tác giả Trần Quốc Dũng.
Sách gồm hơn 200 bức ảnh với ba phần: Con người và cuộc sống Trường Sa, Vững mạnh để bảo vệ Trường Sa, Cả nước sát cánh cùng Trường Sa. Tác giả trình bày ảnh theo phong cách ấn tượng, thu hút sự quan tâm của người xem.
Nhìn thẳng vào sự thật là cách khôn ngoan nhất Thực tiễn hôm nay đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn khách quan, công bằng hơn. Đó là một xu thế làm sử, mà bộ Lịch sử Việt Nam là trải nghiệm đầu tiên và chắc chắn được thể hiện rõ hơn trong bộ Lịch sử Việt Nam (25 tập) mà chúng tôi đang làm. Lịch sử diễn ra một lần, nhưng nhận thức là một quá trình. Lùi lại một thời gian, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn. Trước đây, trong thời gian rất dài chúng ta thực hiện việc phản đế, phản phong nên bất cứ thứ gì có liên quan đến phong kiến là chúng ta phê phán. Nhưng dần dần, quy luật của cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn khách quan hơn. Nếu cứ nói chính quyền nhà Nguyễn là “ngụy” thì chúng ta sẽ bảo vệ chủ quyền thế nào khi chủ quyền được trao truyền qua nhiều thế hệ khác nhau? Và nếu gọi chính quyền Việt Nam cộng hòa là “ngụy” thì những tuyên bố bảo vệ chủ quyền dân tộc còn giá trị không? Ta phải nhìn nhận lại tất cả hiện tượng đã xảy ra trên tinh thần khách quan, công bằng. Như trước đây có những khoảng trống lịch sử chúng ta né tránh, không phân tích đến nơi đến chốn như hiện tượng thuyền nhân Việt Nam, cuộc cải cách ruộng đất... Nhìn thẳng vào sự thật là cách khôn ngoan nhất. Bộ Lịch sử Việt Nam của Viện Sử học cũng trên tiến trình ấy, cũng là bước tiến mới nhưng thực tiễn đòi hỏi cao hơn. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận