16/10/2023 15:23 GMT+7

Lịch sử trăm năm đau thương ở Dải Gaza

Lịch sử luôn có xu hướng lặp lại. Năm 2023, xung đột lớn một lần nữa quay lại Dải Gaza.

Công tác cứu hộ tại trung tâm Dải Gaza vào ngày 15-10 sau khi Israel không kích - Ảnh: AFP

Công tác cứu hộ tại trung tâm Dải Gaza vào ngày 15-10 sau khi Israel không kích - Ảnh: AFP

Dải Gaza là vùng đất đông dân của người Palestine nằm trên bờ biển phía đông Địa Trung Hải. Dải đất này do Phong trào kháng chiến Hồi giáo Hamas của người Palestine kiểm soát.

Gaza có diện tích lớn gấp đôi thủ đô Washington D.C của Mỹ, nằm giữa Israel ở phía Bắc và phía Đông, cùng với Ai Cập ở phía Nam.

Tóm lược xung đột ở Dải Gaza

Theo Đài CNN, Dải Gaza là một phần của đế chế Ottoman trong hầu hết giai đoạn từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20, cho đến khi Anh kiểm soát sau Thế chiến thứ nhất.

Cuộc xung đột tranh giành đất đai gần nhất bắt nguồn từ cuối Thế chiến thứ hai, khi những người Do Thái chạy trốn thảm họa diệt chủng đã rời châu Âu để tìm nơi ẩn náu.

Năm 1947, Liên Hiệp Quốc lập kế hoạch chia lãnh thổ Palestine khi đó thuộc Anh thành 2 vùng đất. Một dành cho người Do Thái và còn lại là cho người Ả Rập.

Ông David Ben Gurion - thủ tướng lập quốc Israel - tuyên bố thành lập nhà nước Israel vào năm 1948. Hơn 700.000 người Palestine đã bỏ trốn hoặc bị trục xuất, hầu hết đều bị từ chối cho quay trở lại. 

Sau khi Israel tuyên bố độc lập, Ai Cập tấn công Israel qua Dải Gaza. Israel giành chiến thắng nhưng Gaza vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ai Cập và khu vực này trở thành đích đến của làn sóng người tị nạn Palestine từ Israel.

Năm 1967, chiến tranh nổ ra giữa Israel và các nước Ai Cập, Jordan và Syria. Trong cuộc xung đột được gọi là Chiến tranh Sáu ngày, Israel kiểm soát Dải Gaza và duy trì trong gần 40 năm cho đến năm 2005.

Người dân ở Gaza đi qua những chiếc xe tăng của Israel trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 - Ảnh: GETTY IMAGES

Người dân ở Gaza đi qua những chiếc xe tăng của Israel trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 - Ảnh: GETTY IMAGES

Người Palestine đã tổ chức hai cuộc nổi dậy lớn (intifada) vào các năm 1987-1991 và 2000-2005 với hy vọng chấm dứt chiếm đóng và thành lập một nhà nước Palestine độc lập.

Phong trào kháng chiến Hamas ra đời năm 1987 để chiến đấu chống lại việc chiếm đóng của Israel. 

Hamas và các nhóm chiến binh khác liên tục tấn công vào các mục tiêu Israel ở Dải Gaza, dẫn đến việc Israel đơn phương rút quân khỏi dải đất này vào năm 2005. Hamas nắm quyền kiểm soát hoàn toàn Dải Gaza từ năm 2007 cho tới nay.

Năm 2014 có sự kiện đáng chú ý là bộ binh Israel tiến vào Dải Gaza, mở đầu cho cuộc giao tranh kéo dài 7 tuần, khiến hàng nghìn người cả hai bên thiệt mạng.

Cuộc xung đột lớn gần nhất diễn ra năm 2021. Hàng trăm người Palestine đã bị thương trong các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Israel tại khu vực đền thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem.

Hamas đã phóng một loạt tên lửa từ Gaza vào Israel. Israel đáp trả bằng các cuộc không kích vào Dải Gaza. Giao tranh kéo dài 11 ngày, khiến ít nhất 250 người ở Gaza và 13 người ở Israel thiệt mạng.

Người Palestine ở Gaza là ai?

Hơn 2,3 triệu cư dân của Dải Gaza một phần của cộng đồng người Palestine toàn cầu gồm 14 triệu dân. 2/3 cư dân ở Dải Gaza là người Palestine tị nạn từ cuộc chiến năm 1948 và con cháu họ.

Người Palestine ở Gaza hầu hết theo đạo Hồi, gần một nửa dân số dưới 18 tuổi. Vùng đất này cũng rất nghèo, với tỉ lệ người nghèo tới 53%.

Trại tị nạn Shati ở Dải Gaza - Ảnh: GETTY IMAGES

Trại tị nạn Shati ở Dải Gaza - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo trang Conversation, bất chấp kinh tế khó khăn, trình độ học vấn ở Gaza khá cao. Hơn 95% trẻ em Gaza từ 6-12 tuổi đang đi học. Phần lớn học sinh Palestine ở Gaza đã tốt nghiệp trung học và 57% sinh viên tại Đại học Hồi giáo danh tiếng là nữ sinh.

Tuy nhiên vì hoàn cảnh, thanh niên Palestine ở Gaza cảm thấy khó có cuộc sống trọn vẹn. Đối với những sinh viên tốt nghiệp trong độ tuổi từ 19 - 29, tỉ lệ thất nghiệp ở mức 70%. 

Một khảo sát của Ngân hàng Thế giới hồi đầu năm nay cho thấy 71% người dân Gaza có dấu hiệu trầm cảm và mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) mức độ cao.

Có một số yếu tố góp phần gây ra việc này, nổi bật là lệnh phong tỏa kéo dài 16 năm mà Israel và Ai Cập - với sự hỗ trợ của Mỹ - đã áp đặt lên Gaza.

Lệnh phong tỏa

Israel đã đóng các cửa khẩu biên giới ra vào Dải Gaza và áp đặt phong tỏa trên bộ, trên không và trên biển. 

Lệnh phong tỏa nhằm hạn chế nhập khẩu thực phẩm, nhiên liệu và vật liệu xây dựng, giới hạn khoảng cách mà ngư dân Gaza có thể ra khơi, cấm xuất khẩu và hạn chế nghiêm ngặt việc người dân ra vào Dải Gaza. 

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, vào năm 2003, Israel chỉ cho 50.000 người rời khỏi Gaza mỗi tháng.

Những năm đóng cửa đã tàn phá cuộc sống của người dân ở Dải Gaza. Trong một báo cáo năm 2022, Liên Hiệp Quốc cho biết lệnh phong tỏa có "tác động sâu sắc" đến điều kiện sống ở Gaza và đã "làm suy yếu nền kinh tế, dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp cao, mất an ninh lương thực và phụ thuộc vào viện trợ".

Trong khi đó, Israel cho biết lệnh phong tỏa là rất quan trọng để bảo vệ công dân của họ khỏi Hamas. Israel sẽ dỡ phong tỏa khi Hamas từ bỏ bạo lực, công nhận Israel và tuân thủ các thỏa thuận.

Đáp lại, Hamas bắn rocket vào các khu vực đông dân cư xung quanh Dải Gaza, tìm cách gây áp lực buộc Israel dỡ phong tỏa.

Những cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đều kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn, nhưng không có giải pháp thực sự nào.

600.000 người ở Dải Gaza đã chạy xuống phía nam600.000 người ở Dải Gaza đã chạy xuống phía nam

Hàng trăm ngàn người ở phía bắc Dải Gaza vẫn đang khẩn trương di tản xuống miền nam, trong lúc Israel liên tiếp giội bom và chuẩn bị phát động cuộc tấn công trên bộ nhằm vào vùng đất này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp