27/03/2005 17:59 GMT+7

LH hát then - đàn tính lần 1: Gìn giữ cái đẹp của hát then - đàn tính

Ông Vi Hồng Nhân - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH-TT)
Ông Vi Hồng Nhân - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH-TT)

Từ ngày 28 đến 30- 3, tại thành phố Thái Nguyên sẽ diễn ra Liên hoan hát then - đàn tính lần thứ 1. Có chín tỉnh và ba đơn vị nghệ thuật với khoảng 250 nghệ nhân, diễn viên.

qiEI1Ldo.jpgPhóng to
Nghệ nhân biểu diễn đàn tính
Từ ngày 28 đến 30- 3, tại thành phố Thái Nguyên sẽ diễn ra Liên hoan hát then - đàn tính lần thứ 1. Có chín tỉnh và ba đơn vị nghệ thuật với khoảng 250 nghệ nhân, diễn viên.

Hát then - đàn tính là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp có từ lâu đời, có vị trí quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa - nghệ thuật truyền thống các dân tộc Tày - Nùng, Thái. Loại hình này được sử dụng nhiều trong các dịp lễ hội, sinh hoạt; đặc biệt thời kỳ cách mạng là "vũ khí" tuyên truyền hiệu quả nhằm cổ vũ, khích lệ tinh thần yêu nước, đấu tranh của đồng bào.

Tuy nhiên thời gian qua, hát then - đàn tính ít nhiều bị mai một bởi nhiều nguyên nhân; trong đó nó bị gắn "mác" là sinh hoạt tín ngưỡng phải loại trừ, hủy bỏ... Theo năm tháng, những người hoạt động ở loại hình này ít đi; làm nghề bây giờ phần lớn là người cao tuổi và trung tuổi, những người ở độ tuổi 30 trở lại - hoặc không biết, hoặc biết một cách lơ mơ.

Có sự tiếc nuối, lo lắng - tất nhiên, cho một loại hình có giá trị. Bởi vậy, liên hoan là dịp khơi dậy, tôn vinh, đồng thời động viên, khích lệ những người làm nghề. Qua liên hoan, Bộ VH-TT cũng muốn sơ bộ đánh giá thực trạng của hát then - đàn tính để từ đó đề ra những giải pháp phù hợp.

Đây là lần đầu tiên tổ chức liên hoan có tính chuyên sâu, vì vậy ban tổ chức không đặt ra yêu cầu quá cao, cầu toàn và "hoành tráng" như Ngày hội văn hóa các dân tộc những năm trước. Hơn nữa, hát then có đặc thù riêng, mang tính "salon", phạm vi nhỏ trong khán phòng với giai điệu uyển chuyển, mượt mà, sâu lắng. Khởi động từ sau Tết, điều kiện vật chất chưa cho phép để có thể làm một "đại hội then", tuy nhiên nhiều đơn vị đã nhiệt tình tham gia.

Các Sở VH-TT, huyện, cơ sở nơi nào có vốn hát then truyền thống nên định kỳ tổ chức theo phương thức xã hội hóa. Cũng sẽ tính đưa hát then vào trường học (có một số trường đã dạy, nhưng theo kiểu truyền nghề, không có giáo án, chưa mang tính nghiên cứu) để phổ cập hơn.

Có chín tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Giang, Đác Lắc, Sơn La (huyện Quỳnh Nhai) và Đoàn dân gian Việt Bắc, Trường VHNT Việt Bắc, Bảo tàng văn hóa các dân tộc VN, với khoảng 250 nghệ nhân, diễn viên sẽ có mặt tại liên hoan, cùng với hàng trăm nhà quản lý, nghiên cứu văn hóa dân tộc.

Cái đẹp của hát then - đàn tính ở các vùng then gốc sẽ có dịp được khoe ở liên hoan, qua tiếng hát của những nghệ nhân cao tuổi (khoảng 50 nghệ nhân, trong đó có người hơn 80 tuổi). Các diễn viên quần chúng ở các thôn bản sẽ giới thiệu then mới (dựa trên làn điệu then đặt lời mới, có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, thường phục vụ tuyên truyền); còn diễn viên chuyên nghiệp sẽ biểu diễn những tác phẩm mang hơi thở then. Không chỉ được nghe hát then-đàn tính, còn được nghe tính tẩu của người Thái trắng ở Sơn La, Quỳnh Nhai.

Ngoài biểu diễn, còn có trưng bày triển lãm: mũ, áo, giày hát then, đàn... và hội thảo bàn về việc phát huy, phát triển hát then - đàn tính trong thời đại mới.

Ông Vi Hồng Nhân - Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH-TT)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp