07/06/2022 12:43 GMT+7

Lên phương án bảo tồn nhịp cầu đường sắt Bình Lợi cũ

ĐỨC PHÚ
ĐỨC PHÚ

TTO - Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải TP về phương án bảo tồn công trình cầu đường sắt Bình Lợi cũ trong khi chờ xếp hạng di tích.

Lên phương án bảo tồn nhịp cầu đường sắt Bình Lợi cũ - Ảnh 1.

Hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh cũ bên phía bờ Thủ Đức đang được bảo tồn nguyên trạng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Về việc lập hồ sơ xếp hạng di tích, Sở Văn hóa và thể thao TP cho hay cầu đường sắt Bình Lợi là cầu đường sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên được khởi công xây dựng năm 1898 và hoàn thành vào năm 1902.

Cây cầu dài 276m gồm 6 nhịp với độ tĩnh không thông thuyền thấp nên có nhịp quay ở phía bờ Thủ Đức cho tàu thuyền qua lại.

Cầu có kết cấu vòm thép, các thanh thép liên kết bằng đinh tán rivê. Bên bờ phải đường ray gần chân cầu theo hướng từ TP Thủ Đức sang quận Bình Thạnh còn 1 tháp canh, trên vách tường hướng ra bờ sông còn rõ ô đắp chữ nổi "Binh Loi Octobre 1948".

"Cây cầu này có giá trị lịch sử, văn hóa gắn với quá trình hình thành, phát triển lịch sử của Sài Gòn - TP.HCM và ngành đường sắt Việt Nam, có đủ tiêu chí để xếp hạng di tích theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để xếp hạng di tích là phải có đơn đề nghị xếp hạng di tích của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích", Sở Văn hóa và thể thao TP cho hay.

Căn cứ theo quy định, Sở Văn hóa và thể thao TP cho biết việc xếp hạng di tích trước hết phải có đơn đề nghị từ Cục Đường sắt Việt Nam hoặc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Trường hợp Bộ Giao thông vận tải bàn giao về TP.HCM thì phải có đơn đề nghị xếp hạng di tích của đơn vị được TP giao quản lý trực tiếp.

Hiện nay, công trình cầu đường sắt Bình Lợi cũ được các đơn vị liên quan thống nhất đề xuất đưa công trình vào danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn TP giai đoạn 2021 - 2025. Do đó, việc ứng xử sẽ được áp dụng như đối với công trình đã xếp hạng di tích.

Sở Văn hóa và thể thao TP sẽ lập hồ sơ xếp hạng di tích ngay sau khi có đơn đề nghị xếp hạng di tích của đơn vị, tổ chức được giao quản lý trực tiếp công trình.

Về việc tu bổ và phát huy giá trị công trình cầu đường sắt Bình Lợi cũ, Sở Văn hóa và thể thao TP.HCM đưa ra hai phương án.

Trong đó, phương án đầu tiên là tu bổ, phục hồi hai nhịp cầu (vệ sinh cấu kiện, sơn chống gỉ sét, sơn phủ bề mặt, thay các thanh gối đường ray bị mục...) và tháp canh (tu bổ, phục dựng...) với kinh phí khoảng 12,7 tỉ đồng. Phương án hai là bảo tồn tổng thể sau khi được bàn giao và xác định ranh.

Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa và thể thao TP đề xuất phương án hai là bảo tồn tổng thể công trình. Do đó, Sở Giao thông vận tải TP sớm tham mưu TP đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm bàn giao công trình cầu đường sắt Bình Lợi cũ về cho TP quản lý.

UBND TP Thủ Đức là đơn vị được đề xuất quản lý trực tiếp để thuận lợi trong việc bảo vệ và phát huy giá trị cầu đường sắt Bình Lợi cũ.

Từ tháng 9-2019, cầu sắt Bình Lợi mới thuộc dự án BOT cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc đã đưa vào khai thác, từ đó cầu sắt Bình Lợi cũ chấm dứt sứ mệnh sau 117 năm hoạt động.

Trên cơ sở đề nghị của TP, hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh cũ bên phía bờ TP Thủ Đức được giữ lại để bảo tồn. Các phần cầu còn lại được hoàn thành tháo dỡ từ năm 2020 và thanh lý theo quy định.

Tháo cầu sắt Bình Lợi 118 tuổi, giữ lại 2 nhịp để bảo tồn Tháo cầu sắt Bình Lợi 118 tuổi, giữ lại 2 nhịp để bảo tồn

TTO - Cầu sắt Bình Lợi cũ nối quận Thủ Đức - quận Bình Thạnh (TP.HCM) có tĩnh không thấp, 1,8m, gây cản trở giao thông thủy, đang được tháo dỡ tạo điều kiện để TP phát triển giao thông thủy.

ĐỨC PHÚ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp