Phóng to |
Ảnh minh họa |
Nếu bạn đang trong tình huống trên, những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn "lên dây cót" để tiếp tục làm việc hiệu quả:
Kiểm tra và lên danh sách những công việc bạn đang đảm trách, những dự án thực hiện dang dở... Nếu bị giao thêm việc, bạn có cơ sở để biết mình cần tiếp cận với loại thông tin nào hay công cụ nào để phục vụ cho việc mới.
Viết ra giấy những việc cần làm hằng ngày. Trong ngày làm việc, bạn gạch dần đi những mục đã hoàn thành và lập một danh sách mới khi ngày làm việc kết thúc để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Ghi lại những chỉ dẫn của sếp hay đồng nghiệp để tham khảo khi cần thiết.
Làm nhiều việc một lúc là xu hướng hiện nay của dân công sở, tuy nhiên điều đó chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và công việc không trôi chảy. Cùng một lúc chỉ có thể làm tốt một việc. Biết cách tổ chức, lên kế hoạch và biết ưu tiên việc nào trước, bạn có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ.
Lập một hệ thống quản lý thời gian để sau khi công ty cắt giảm nhân sự, bạn có thể hoàn thành tốt công việc hiện tại và những việc mới có thể phải đảm nhận. Cần nắm rõ loại công việc sếp có thể giao cho bạn và chuẩn bị công việc đó, như vậy bạn mới có thể đảm bảo được năng suất làm việc trước đây.
Ngoài việc giữ cho chỗ làm việc gọn gàng, sạch sẽ, nơi để tài liệu được phân chia rõ ràng thì sau mỗi dự án bạn nên dành chút thời gian phân loại tài liệu: loại nào để dùng lâu dài và loại nào có thể bỏ đi. Như vậy, bạn sẽ không tốn thời gian tìm tài liệu cho những lần sau và cũng nhanh chóng tìm thấy những gì cần hơn.
Trước khi bắt đầu công việc mới, bạn nên chuẩn bị mọi thứ, từ tài liệu đến dụng cụ văn phòng. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận