20/04/2025 16:28 GMT+7

Lễ Phục sinh chung ngày đầu tiên của Công giáo và Chính thống giáo từ năm 2017

Lễ Phục sinh 2025 - ngày lễ lớn nhất trong năm đối với Giáo hội Công giáo và Chính thống giáo, càng đặc biệt hơn khi cả hai nhánh của Kitô giáo cùng diễn ra vào ngày 20-4 sau 8 năm.

Lễ Phục sinh chung ngày đầu tiên của Công giáo và Chính thống giáo từ năm 2017 - Ảnh 1.

Thượng phụ Theophilos III, người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp ở Jerusalem, mang Lửa Thánh ra ngoài từ trong Mộ Thánh, nơi Chúa Jesus từng được chôn cất sau khi chịu chết trên Thánh giá vào đêm 19-4 - Ảnh: AFP

Giáo hội Chính thống giáo sử dụng lịch Julian, chậm hơn 13 ngày so với lịch Gregorian (hay còn gọi là Dương lịch, Công lịch, Tây lịch) mà phần lớn thế giới, trong đó có Việt Nam đang sử dụng.

Vì thế, Lễ Phục sinh của Chính thống giáo thường chậm hơn 13 ngày so với Lễ Phục sinh của Công giáo La Mã.

Khác với Giáng sinh, Lễ Phục sinh không có ngày cố định, do Kinh Thánh không nói rõ Chúa Jesus Phục sinh vào ngày nào, mà chỉ cho biết Ngài chịu chết khi người Do Thái mừng lễ Vượt qua. Ngày lễ Vượt qua này diễn ra vào ngày 14 tháng Nisan, tức tháng thứ nhất trong năm theo lịch của người Do Thái, thường rơi vào tháng 3, tháng 4 Dương lịch.

Do đó, Công giáo và Chính thống giáo sẽ mừng Lễ Phục sinh cùng ngày vào một số năm. Lần gần nhất Chính thống giáo và Công giáo mừng Lễ Phục sinh chung là Phục sinh năm 2017, rơi vào ngày 16-4.

Nhân một năm đặc biệt khi Công giáo và Chính thống giáo mừng Lễ Phục sinh cùng ngày 20-4, Giáo hoàng Francis đã kêu gọi hai nhánh của Kitô giáo tiến đến thống nhất một ngày để ăn mừng ngày lễ lớn nhất trong năm.

Lễ Phục sinh chung ngày đầu tiên của Công giáo và Chính thống giáo từ năm 2017 - Ảnh 2.

Toàn cảnh đền Edicule, trung tâm của Nhà thờ Mộ Thánh, một trong những nhà thờ cổ xưa nhất thế giới, đỏ rực bởi ánh lửa Phục sinh vào đêm 19-4 - Ảnh: AFP

Phục sinh - Ảnh 3.

Khu vực dành cho cộng đoàn Chính thống giáo Ethiopia tại thành cổ Jerusalem cũng rực lửa - Ảnh: REUTERS

Phục sinh - Ảnh 4.

Các tín hữu Chính thống giáo đang chia nhau ngọn Lửa Thánh - Ảnh: REUTERS

Phục sinh - Ảnh 5.

Một người đàn ông hơ Lửa Thánh qua người. Do điều kiện tự nhiên trong Mộ Thánh như nhiệt độ, độ ẩm không khí nên trong những phút đầu khi mới được đưa ra bên ngoài, Lửa Thánh chỉ ở khoảng 42 độ C và không gây phỏng. Vì vậy, nhiều tín hữu Chính thống giáo đã hơ ngọn lửa này qua người mà vẫn an toàn cũng như không gây cháy quần áo - Ảnh: AFP

Rạng sáng 20-4, phái đoàn của Quỹ Saint Andrew the First-Called (Quỹ nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa quốc gia Nga mang tên Thánh Andrew I) đã mang theo Lửa Thánh từ Mộ Thánh Jerusalem về đến Nga trên chiếc máy bay Tu-204-300 của Cơ quan Vũ trụ quốc gia Nga (Roscosmos).

Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Lửa Thánh được đưa từ Jerusalem về Nga trên một chiếc máy bay Roscosmos.

Sáng 20-4, đại diện nhiều giáo phận của Giáo hội Chính thống giáo Nga đã có mặt tại sân bay quốc tế Vnukovo, Matxcơva để nhận Lửa Thánh.

Lửa Thánh được đại diện của Quỹ Saint Andrew the First-Called đích thân mang đến nhà thờ Chúa Cứu Thế - nhà thờ Chính tòa của toàn Giáo hội Chính thống giáo Nga để cử hành Thánh lễ. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thị trưởng Matxcơva Sergei Sobyanin đã tham dự Thánh lễ Phục sinh tại nhà thờ này vào sáng sớm 20-4.

Ngoài ra, Lửa Thánh còn được chuyển đến 15 nhà thờ ở thủ đô Matxcơva cùng nhiều nhà thờ trên khắp nước Nga.

Không chỉ Nga, giáo hội Chính thống giáo của nhiều nước như Belarus, Kazakhstan… cũng đến Jerusalem để mang Lửa Thánh về thắp sáng các nhà thờ vào Lễ Phục sinh. Lửa Thánh được đặt trong những chiếc lồng đặc biệt để giúp ngọn lửa không bị tắt và được chuyển đến nhiều nước trong đêm 19, rạng sáng 20-4.

Phục sinh - Ảnh 6.

Ngọn Lửa Thánh do phái đoàn Quỹ Saint Andrew the First-Called mang về từ Mộ Thánh ở Jerusalem trên chuyến bay đặc biệt của Cơ quan Vũ trụ quốc gia Nga (Roscosmos) - Ảnh: RIANOVOSTI

Lễ Phục sinh chung ngày đầu tiên của Công giáo và Chính thống giáo từ năm 2017 - Ảnh 7.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thị trưởng Matxcơva Sergei Sobyanin tham dự Thánh lễ Vọng Phục sinh vào sáng sớm 20-4 tại nhà thờ Chúa Cứu Thế (Matxcơva) - nhà thờ Chính tòa của Giáo hội Chính thống Nga và là nhà thờ Chính thống giáo cao nhất, lớn nhất thế giới - Ảnh: AFP

Lễ Phục sinh chung ngày đầu tiên của Công giáo và Chính thống giáo từ năm 2017 - Ảnh 8.

Cận cảnh ngọn Lửa Thánh do linh mục Igor Svetlichny mang từ Mộ Thánh ở Jerusalem về nhà thờ Ascension, thành phố Almaty, Kazakhstan. Dự kiến Lửa Thánh sẽ về đến nhà thờ Ascension vào lúc 17h ngày 20-4 - Ảnh: ZAKON

Lễ Phục sinh chung ngày đầu tiên của Công giáo và Chính thống giáo từ năm 2017 - Ảnh 9.

Hồng y Giovanni Battista Re, niên trưởng Hồng y đoàn của Vatican, rửa tội cho một người đàn ông tại Vatican. Vào Thánh lễ Vọng Phục sinh, tức lễ đêm trước Phục sinh, các linh mục thường thực hiện nghi lễ rửa tội cho một số người ngoại đạo, chính thức công nhận là thành viên của Giáo hội Công giáo - Ảnh: AFP

Lễ Phục sinh chung ngày đầu tiên của Công giáo và Chính thống giáo từ năm 2017 - Ảnh 10.

Giáo dân tham dự Lễ Vọng Phục sinh vào đêm 19-4 tại Indonesia - Ảnh: AFP

Công giáo và Chính thống giáo lần đầu đón Lễ Phục sinh chung ngày kể từ năm 2017 - Ảnh 11.Chiến sự Ukraine: Ông Putin tuyên bố ngừng bắn nhân dịp lễ Phục sinh

Tổng thống Putin vừa thông báo Nga thực hiện lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến với Ukraine nhân dịp lễ Phục sinh, bắt đầu từ chiều tối 19-4 (giờ địa phương) và kéo dài đến nửa đêm chủ nhật (20-4).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp