21/01/2019 19:30 GMT+7

Lễ hội đền Trần: bí thư Thành ủy Nam Định còn bị ‘mời ra’

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Chẳng riêng gì phóng viên gặp khó khăn với lực lượng an ninh khi tác nghiệp tại lễ hội đền Trần, mà chính bí thư Thành ủy Nam Định vào dự, đọc diễn văn khai mạc lễ hội còn bị lực lượng an ninh chặn lại và… ‘mời ra’.


Lễ hội đền Trần: bí thư Thành ủy Nam Định còn bị ‘mời ra’ - Ảnh 1.

Chen chúc tại lễ hội khai ấn đền Trần - Ảnh: NAM TRẦN

Bà Phạm Thị Oanh - phó chủ tịch thường trực UBND TP Nam Định, trưởng ban tổ chức lễ hội đền Trần - cho biết tại buổi họp báo lễ hội đền Trần chiều nay, 21-1, tại TP Nam Định.

Hơn 10m2 cho phóng viên tác nghiệp

Trước lời than phiền của các phóng viên báo chí về việc họ quá khó khăn để được vào tác nghiệp tại lễ hội đền Trần, bà Oanh thừa nhận đây là một thiếu sót ở các năm qua mà trong mùa lễ hội tới ban tổ chức sẽ cố gắng khắc phục.

Theo bà Oanh, không chỉ các nhà báo bị "hắt hủi" mà ngay đến bí thư Thành ủy Nam Định vào làm nhiệm vụ tại lễ hội cũng bị từ chối sỗ sàng bởi lực lượng an ninh làm nhiệm vụ tại lễ hội đền Trần.

Phó chủ tịch thường trực UBND TP Nam Định cho biết có lần bí thư Thành ủy Nam Định vào dự lễ khai mạc lễ hội đã bị lực lượng lượng an ninh hùng hổ chặn lại và "mời ra". Lúc đó, người đi cùng bí thư Nam Định phải nói "giữ bác ấy lại thì ai đọc diễn văn khai mạc đây?" thì mới được lực lượng an ninh mở đường mời vào.

"Nhiệm vụ giữ gìn an ninh thuộc về Công an thành phố, chúng tôi đã phải làm việc với bên công an, nói họ chú ý không bố trí toàn anh em mới, thiếu kinh nghiệm và không có văn hóa ứng xử phù hợp như các năm trước", bà Oanh giải thích, mong các nhà báo thông cảm và tiếp tục ủng hộ tỉnh trong việc thông tin tuyên truyền về lễ hội.

Tuy nhiên, bà cũng không hứa hẹn việc tác nghiệp với các nhà báo tại mùa lễ hội năm nay sẽ "dễ chịu" hơn, bởi ngoài số lượng phóng viên ít ỏi có đủ 3 giấy tờ theo quy định (thẻ nhà báo, giấy giới thiệu của cơ quan, phù hiệu do ban tổ chức cấp) được phép vào tác nghiệp tại vòng trong thì các phóng viên khác chỉ được tác nghiệp ở vòng ngoài.

Bà Oanh giải thích do diện tích khu vực tổ chức lễ hội không lớn, ban tổ chức chỉ có thể phát ra hơn 1.000 thẻ cho tất cả đại biểu. Riêng diện tích dành cho phóng viên đứng tác nghiệp chỉ hơn 10m2.

Lễ hội đền Trần: bí thư Thành ủy Nam Định còn bị ‘mời ra’ - Ảnh 2.

Bà Phạm Thị Oanh nói ném tiền phản cảm toàn là người của thành phố lớn - Ảnh: THIÊN ĐIỂU

Ném tiền "phản cảm" toàn là người của thành phố lớn

Bà Oanh cho biết mấy mùa lễ hội gần đây do không tổ chức phát ấn vào đêm 14 tháng giêng nên lễ hội đền Trần trật tự hơn nhiều. Mấy năm nay những hiện tượng "xấu xí" như ăn xin, ném tiền lên kiệu, chen lấn xô đẩy, cướp lộc... đã hạn chế đáng kể, tạo ấn tượng tốt cho du khách tham gia lễ.

Theo bà Oanh, 6 camera giám sát an ninh được lắp từ vòng ngoài, hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý lễ hội. Bà cũng khẳng định việc lắp camera này là để tăng cường công tác an ninh, giữ gìn văn hóa chung chứ không phải để soi cán bộ đi lễ.

"Việc lắp camera rất hiệu quả. Ví dụ như chúng tôi đã phát hiện một đám đông ăn mặc không lịch sự và yêu cầu họ chấn chỉnh trang phục trước khi vào lễ, hay phát hiện một nhóm mang đồ lỉnh kỉnh qua camera giám sát ngay từ vòng ngoài của đền và cũng đã yêu cầu đoàn khách cử người ở ngoài trông coi đồ", ông Nguyễn Đức Bình - trưởng ban quản lý đền Trần - cho biết.

Bà Oanh cho biết lãnh đạo tỉnh Nam Định đã cảnh báo đến cán bộ đảng viên cần giữ gìn đạo đức công vụ và văn minh khi đi lễ hội nên không có những vụ việc "phản cảm" liên quan đến cán bộ, công chức của tỉnh đi lễ hội.

"Những việc như ném tiền lên kiệu là toàn người lạ, người của các thành phố lớn chứ không rơi vào cán bộ công chức viên chức Nam Định" - bà Oanh nói.

Trước lời than phiền về tình trạng trộm cắp, móc túi ở lễ hội, bà Oanh cho biết với hàng vạn người về lễ hội thì nhưng vụ việc này rất khó tránh khỏi, dù Nam Định gần đây tăng cường thêm lực lượng công an mật.

"Trộm cắp rất tinh vi, hàng trăm chiến sĩ không thể lo xuể với hàng vạn du khách. Cho nên, du khách tham gia lễ hội cần nâng cao tinh thần cảnh giác, mình có của thì mình phải lo bảo vệ trước tiên", bà Oanh khuyến cáo.

Bà Oanh cho biết lễ hội năm 2018 xảy ra 6 vụ mất cắp có trình báo công an và đã tìm được đồ bị mất cho ba nạn nhân. Ngoài ra còn có những người bị mất cắp nhưng không trình báo.

Khoảng 10 vạn lá ấn mỗi năm

Lễ hội đền Trần năm nay vẫn thực hành các nghi lễ như mọi năm, với lễ chính là lễ rước kiệu và khai ấn vào đêm 14 tháng giêng. Việc phát ấn sẽ được bắt đầu vào 5h sáng ngày 15 tháng giêng.

Từ ngày 16 cho tới hết tháng giêng, việc phát ấn sẽ bắt đầu vào 7h sáng hằng ngày. Sau tháng giêng, nếu các đoàn khách có nhu cầu xin ấn thì vẫn được đáp ứng.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Đức Bình cho biết 6 năm qua lễ hội đền Trần không phát ấn vào nửa đêm khai ấn nhưng tổng lượng khách về với lễ hội trong cả mùa không giảm, khoảng 20 vạn người. Và lượng ấn phát ra khoảng 10 vạn ấn.

Năm nay, tuy không tiết lộ số lượng ấn đã làm, nhưng ban tổ chức cho biết đã "chuẩn bị một số lượng dự kiến, để ai về lễ đều nhận được lộc ấn".

TTO - Bà Ninh Thị Thu Hương - cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) than phiền tại một hội nghị do Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức sáng nay 17-1.

THIÊN ĐIỂU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp