Tượng công chúa Huyền Trân tại đền thờ bà ở Huế - Ảnh: Văn Phúc
Lễ hội được tổ chức đúng ngày giỗ thứ 678 của Công chúa Huyền Trân (nhà Trần) - người con gái đã vâng mệnh vua cha đi làm dâu xứ Chiêm Thành để lấy về vùng đất Châu Ô - Lý (nay là vùng đất nam Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế) cho đất nước.
Trời mưa lạnh nên du khách đến dự hội trong buổi sáng không nhiều, nhưng nhờ vậy mà không có cảnh chen lấn, dẫm đạp cây cối - Ảnh: Văn Phúc
Sau phần nghi lễ và nghi thức đánh trống khai hội, người dân Huế và du khách đã dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và Công chúa Huyền Trân, những bậc tiền nhân đã có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước.
Du khách thắp hương tưởng niệm Công chúa Huyền Trân - Ảnh: Văn Phúc
Sau khi các nghi lễ được cử hành là chương trình nghệ thuật tái hiện cảnh rước Công chúa Huyền Trân và các hoạt động văn hóa, thể thao như biểu diễn võ cổ truyền, lân sư rồng, bài chòi, đẩy gậy, đập nêu, thi đấu cờ tướng, trình diễn thư pháp và trưng bày các sản phẩm truyền thống...
Biểu diễn võ cổ truyền Việt Nam tại lễ hội đền Huyền Trân - Ảnh; Văn Phúc
Du khách cùng tham gia chơi trò đẩy gậy - Ảnh: Văn Phúc
Lễ hội diễn ra trong 2 ngày, từ 23-2 đến ngày 24-2 ( tức là 8 đến ngày mùng 9 tháng giêng, âm lịch) nhằm quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của Huế và thu hút du khách đến Huế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận