26/11/2023 20:56 GMT+7

Lễ cúng trăng - nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ

Lễ cúng trăng là một trong ba lễ lớn trong năm của đồng bào Khmer. Trong nghi thức cúng trăng, phải có vật cúng chính là cốm dẹp.

Nghi thức đút cốm dẹp tại lễ cúng trăng của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng - Ảnh: KHẮC TÂM

Nghi thức đút cốm dẹp tại lễ cúng trăng của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng - Ảnh: KHẮC TÂM

Tối 26-11, tại chùa Kh'leang (phường 6, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp ban trị sự chùa Kh'leang tổ chức lễ cúng trăng.

Do lễ cúng trăng diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo năm 2023 nên thu hút hàng ngàn người trong và ngoài tỉnh tham dự.

Ông Sơn Thanh Liêm - phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng - cho biết lễ cúng trăng mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer.

Theo ông Liêm, lễ cúng trăng là một trong ba lễ lớn trong năm của đồng bào Khmer, diễn ra vào ngày 15 tháng mười (âm lịch) hằng năm để tưởng nhớ ân đức của vị Bồ Tát hy sinh mạng sống của mình vì chúng sanh.

Cúng trăng có thể tổ chức tại chùa, tại nhà hoặc một nơi có thể nhìn thấy Mặt trăng rõ ràng. Mở màn buổi lễ là những điệu nhảy và múa khỉ dưới trăng. Trong nghi thức cúng trăng, cốm dẹp là vật lễ bắt buộc. Ngoài ra còn có các vật phẩm cúng khác như: chuối, các loại khoai, trái cây, bánh kẹo…

Mọi người ngồi chắp tay quay mặt về phía Mặt trăng làm lễ chờ trăng lên. Khi trăng lên cao, Mặt trăng tỏa sáng, người ta đốt nhang, đèn và rót trà làm lễ tạ ơn trăng.

Trong buổi lễ, trụ trì vẩy những giọt nước tinh khiết có ướp hương hoa thơm ngát lên phật tử, mong đem lại những phước lành.

Sau lời khấn vái tạ ơn và đọc kinh cầu phúc là nghi thức đút cốm dẹp, kèm theo những câu hỏi ước mong, hoài bão và cuộc sống tương lai.

Kết thúc nghi lễ đút cốm dẹp, mâm cúng được dọn xuống để mọi người cùng thưởng thức và xem trình diễn nhạc ngũ âm, múa hát những lời ca mang đậm bản sắc văn hóa Khmer đến tận khuya.

Hơn 6.000 vận động viên đua ghe ngo dậy sóng dòng MasperoHơn 6.000 vận động viên đua ghe ngo dậy sóng dòng Maspero

TTO - Không chỉ 45 đội nam mà còn có 10 đội nữ các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang. Giải nhất nam nữ đều thuộc chủ nhà Sóc Trăng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp