23/07/2018 11:16 GMT+7

Lazada, Sendo... bán hàng lậu, hàng nhái?

NGỌC HIỂN - NHƯ BÌNH
NGỌC HIỂN - NHƯ BÌNH

TTO - Rất nhiều mặt hàng đang được bán trên các trang thương mại điện tử Lazada.vn, Sendo.vn... với giá rẻ, nhưng bị nhà sản xuất khẳng định không phải hàng chính hãng.

Lazada, Sendo... bán hàng  lậu, hàng nhái? - Ảnh 1.

Nhân viên giao hàng cho khách tại Q.Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Người mua sắm trên các trang thương mại điện tử ngày càng nhiều. Các trang này cũng cảnh báo người tiêu dùng sản phẩm giả thường gặp trên sàn của mình. Tuy nhiên, vẫn thấy nhiều mặt hàng, từ mỹ phẩm, thời trang, điện tử... không rõ nguồn gốc được bày bán.

Công khai bán hàng nhái

Tại trang .vn, máy đánh trứng Philips được rao bán với giá 150.000 đồng với thông tin hãng sản xuất Philips, xuất xứ Trung Quốc, bảo hành 3 tháng... Tại Lazada, máy đánh trứng này chỉ được bán với giá 110.000 đồng và cũng được bảo hành 3 tháng.

Tuy nhiên, đại diện Philips khẳng định hiện nay trên thị trường VN chỉ có hai loại máy đánh trứng của hãng này với mức giá 790.000 đồng và 1.690.000 đồng, được bảo hành 2 năm. Do đó, vị này khẳng định hàng giá siêu rẻ trên có thể là hàng xách tay hoặc hàng lậu, hàng trôi nổi không thể xác định nguồn gốc, xuất xứ.

Tương tự, ở các sàn online đều bán nhiều loại máy sấy tóc Panasonic, đời HC 3100 với mức giá chỉ từ 84.000 - 99.000 đồng, nhưng đại diện Hãng Panasonic tại VN khi trả lời Tuổi Trẻ cho biết hãng không có dòng máy trên.

Ngoài ra, với mặt hàng bếp nướng điện không khói mang thương hiệu Samsung, các sàn thương mại đều ghi rõ hãng sản xuất Samsung, xuất xứ Hàn Quốc với mức giá từ 249.000 - 350.000 đồng.

Trong khi đó, đại diện hãng Samsung cho biết hãng này không sản xuất bếp nướng điện. Như vậy, các sản phẩm này là hàng nhái và những nhà kinh doanh trên các sàn online đã lừa dối khách hàng về thương hiệu sản phẩm.

Dạo quanh các trang Sendo.vn, Shopee hay Lazada dễ dàng tìm được những món hàng được giới thiệu dưới các thương hiệu nổi tiếng như giày Adidas giá 300.000 đồng/đôi, ví Chanel giá 200.000 đồng/cái...

Đại diện Adidas cho biết trên các sàn giao dịch thương mại điện tử tràn lan các loại quần áo, giày dép, nón... giả thương hiệu Adidas với đặc điểm chung là giá rất rẻ. Nhộn nhịp không kém là hàng điện tử, phụ kiện điện thoại...

Lazada, Sendo... bán hàng  lậu, hàng nhái? - Ảnh 2.

Mua hàng online trên Sendo.vn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Không hóa đơn, chẳng chứng từ

Đọc quảng cáo trên trang mua sắm Sendo.vn, ông L.M.P. (Tiền Giang) đã đặt mua một chiếc điện thoại di động mang thương hiệu Oppo F1S với giá 1.990.000 đồng. Theo quảng cáo, chiếc điện thoại này là hàng mới, đã giảm giá 17% và cam kết là hàng chính hãng.


Với mặt hàng USB hiệu Sony, sàn Shopee.vn bán hàng trăm sản phẩm quảng cáo mạ vàng với dung lượng 4GB, 8GB, mức giá từ 75.000 - 150.000 đồng. Tương tự, tại Lazada và Sendo cũng rao bán nhiều USB mang thương hiệu này với giá chưa đến 150.000 đồng. Đồng thời, những trang này cũng rao bán các loại chuột vi tính mang thương hiệu Sony với mức giá rất rẻ. Tuy nhiên, đại diện Sony lại khẳng định đó là hàng giả, nhái thương hiệu Sony vì hãng này không bán các loại chuột vi tính Sony mà chỉ bán USB dung lượng 16GB, 64GB, giá từ 670.000 đồng trở lên. Vị này cho biết trên thị trường, nhất là thị trường online, hiện có rất nhiều sản phẩm Sony giá thấp, thường làm giả, nhái các sản phẩm Sony.

Tuy nhiên khi nhận được hàng, ông P. không thể sử dụng được bởi màn hình cảm ứng chập chờn, thẻ nhớ quảng cáo 32GB nhưng chỉ cài được một ứng dụng đã đầy. Từng là kỹ sư của một chuỗi cửa hàng bán lẻ điện thoại di động nên ông P. truy xuất thông tin máy qua mã IMEI từ Hãng Oppo.

"Tôi hoàn toàn không truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của máy nên có thể khẳng định đây là hàng trôi nổi, không chính hãng" - ông nói.

Dù ông đã phản ảnh với phía Sendo một tháng nay nhưng vẫn chưa có kết quả. Tuy nhiên, điều làm ông P. buồn nhất là phía Sendo đổ lỗi về nhà cung cấp sản phẩm trong khi sản phẩm này lại được giới thiệu chính hãng ngay trên sàn giao dịch Sendo.

Còn tại trang Lazada.vn, sau khi đặt mua thành công USB bluetooth của một nhà cung cấp thiết bị điện tử, chúng tôi đã đến kho hàng của công ty này tại quận Tân Bình (TP.HCM) để đặt vấn đề mua với lượng lớn loại hàng này.

Tại đây, một nam nhân viên của công ty khẳng định các mặt hàng có giá trị thấp đều nhập từ Trung Quốc, cần số lượng bao nhiêu cũng có nhưng công ty không xuất hóa đơn, chứng từ về nguồn gốc xuất xứ, đồng thời lảng tránh khi chúng tôi đặt vấn đề đây là hàng nhập lậu. "Nói thẳng luôn là không có hóa đơn gì hết" - nam thanh niên này nói.

Tương tự, khi tìm mua camera IP WiFi với giá tầm 300.000 - 500.000 đồng rao bán trên Lazada, chúng tôi đã liên hệ một nhà cung cấp thiết bị điện tử tại Hà Nội và được một nhân viên tên Trang cho biết tại công ty này có sẵn nhiều loại camera nhập từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi đề cập việc xuất hóa đơn thì nữ nhân viên này lại chối: "không muốn xuất hóa đơn đỏ vì liên quan đến thuế". Ngoài bán các thiết bị điện tử tại Lazada, công ty từ chối xuất hóa đơn này cũng tạo các gian hàng ở các sàn giao dịch thương mại điện tử khác.

Nhập nhằng trách nhiệm

Trả lời Tuổi Trẻ, đại diện Shopee VN cho biết Shopee vẫn làm đúng quy định về pháp luật cũng như các cam kết hỗ trợ khách hàng. Chính sách vận chuyển và các điều khoản đã được khách hàng thông qua trên website của đơn vị này.

Các nhà bán hàng của sản phẩm đều được yêu cầu thực hiện một cách nghiêm túc đối với việc đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, cũng như tự chịu trách nhiệm với các hành vi vi phạm.

Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Lazada từng cho rằng ngay từ khi thành lập, Lazada đã nắm rõ và tuân thủ nghĩa vụ kê khai và đóng thuế theo đúng quy định. Để bán hàng trên Lazada, các đối tác bán hàng có trách nhiệm xuất hóa đơn tài chính phù hợp cho khách hàng.

"Chúng tôi cho rằng tất cả đơn vị kinh doanh đều cần tuân thủ nghĩa vụ thuế, bất kể là hình thức kinh doanh offline hay online" - vị này nói. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của Tuổi Trẻ, không phải khách hàng nào có nhu cầu được xuất hóa đơn cũng được đáp ứng...

Không thể đổ hết trách nhiệm cho nhà cung cấp

Tuổi Trẻ đã chuyển câu hỏi về những trường hợp cụ thể khách hàng đánh giá sàn thương mại điện tử như Lazada, Sendo, Shopee bán hàng nhái, không rõ nguồn gốc..., đại diện một số trang thương mại điện tử trả lời khá chung chung hoặc chưa trả lời.

Theo bà Phan Thị Việt Thu, chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, thực trạng bán hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ trên các sàn online tại VN đang được xem là hiện tượng bình thường. Thậm chí, một số nhà kinh doanh còn quảng cáo nhận đặt hàng thương hiệu.

Theo bà Thu, Nhà nước chưa có biện pháp chặt chẽ với những người quảng cáo, kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, các trang thương mại điện tử cũng như mạng xã hội.

Theo bà Thu, các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm với hình thức phân phối sản phẩm, không thể đổ hết trách nhiệm cho người bán hàng. "Bán hàng nhưng không kiểm soát hàng, không chịu trách nhiệm là điều vô lý, không phù hợp với Luật bảo vệ người tiêu dùng cũng như Luật thương mại" - bà Thu nói.

Mặt bằng bán lẻ "chênh vênh" trong cơn lốc thương mại điện tử

TTO - Đã có ba dự án trung tâm thương mại đóng cửa và 3 dự án đổi chức năng, tổng cộng giảm 39.200 m2 sàn trong quý 1-2018.

NGỌC HIỂN - NHƯ BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp