06/02/2024 11:40 GMT+7

Lấy ý kiến giới hạn nồng độ cồn thay vì cứ có 'tí rượu bia' khi lái xe là phạt

Bộ Y tế đang lấy ý kiến chuyên gia, đơn vị chuyên môn từ khía cạnh y tế về nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; các giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn của người lái xe ờ quận 1, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn của người lái xe ờ quận 1, TP.HCM - Ảnh: T.T.D.

Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn gửi các chuyên gia, một số đơn vị chuyên khoa, đề nghị nghiên cứu, đề xuất về vấn đề nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển các phương tiện giao thông.

Bộ Y tế lấy ý kiến về giới hạn nồng độ cồn khi lái xe

Quy định nồng độ cồn sao cho hợp lý

Việc đề xuất được căn cứ từ khía cạnh y tế như nồng độ cồn phát hiện trong cơ thể không do sử dụng rượu, bia; giới hạn nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Cục đề nghị các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu cho ý kiến và gửi các đề xuất nội dung quy định về cục trước ngày 20-2, để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế. Đây sẽ là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất quy định nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở khi lái xe.

Mới đây, trao đổi với báo chí trong cuộc họp do Bộ Y tế tổ chức, ông Nguyễn Trọng Khoa, phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho hay Bộ Y tế ủng hộ việc xử phạt vi phạm hành chính những trường hợp có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông.

Ông Khoa cũng cho hay Ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp Bộ Y tế đang tiến hành thống kê so sánh các số liệu này và sắp tới sẽ có con số cụ thể số vụ tai nạn giao thông giảm ra sao.

Bày tỏ quan điểm cá nhân về việc xử lý nghiêm người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn vượt ngưỡng, ông Khoa cho rằng cần nghiên cứu xử lý nghiêm.

"Tuy nhiên, chúng ta cũng cần tham khảo thêm quy định các nước trên thế giới để đưa quy định sao cho hài hòa, phù hợp với bối cảnh thực tế", ông Khoa nói.

Sau khi nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ năm 2020 đã nhận được nhiều ủng hộ của dư luận.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định với ngưỡng nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, người điều khiển phương tiện đã bị phạt.

Những quy định khắt khe về nồng độ cồn đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc giảm tai nạn giao thông, thay đổi hành vi lái xe sau khi uống rượu bia của nhiều người dân.

Tuy nhiên, hiện các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể. Việc lấy ý kiến chuyên môn về y tế đối với nồng độ cồn trong máu, hơi thở được kỳ vọng sẽ giúp các cơ quan chuyên môn có thêm các cơ sở đề xuất, xác định nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông.

Quy định nồng độ cồn phù hợp với bối cảnh Việt Nam

Bày tỏ quan điểm về quy định ngưỡng nồng độ cồn hiện nay, một chuyên gia lĩnh vực y tế cho rằng quy định này phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam hiện nay. Vị này cho hay tại nhiều nước có quy định về ngưỡng vi phạm nồng độ cồn, trước đây Việt Nam cũng có quy định này.

"Tuy nhiên, việc lạm dụng rượu bia, điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia vẫn là vấn nạn gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông. Người dân chưa có ý thức, còn vi phạm nồng độ cồn khi lái xe, vì vậy quy định nhằm siết chặt, xử lý nghiêm mang tính răn đe rất cao.

Sau khi nghị định 100 có hiệu lực, chúng ta cũng thấy rõ được sự thay đổi hành vi đã uống rượu, bia không lái xe của người dân", vị chuyên gia nhận định.

Xử lý vi phạm nồng độ cồn: tham khảo quy định các nước  để có quy định hài hòaXử lý vi phạm nồng độ cồn: tham khảo quy định các nước để có quy định hài hòa

Bày tỏ quan điểm về kiến nghị xử lý hình sự tài xế có nồng độ cồn “vượt ngưỡng” của chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, ông Nguyễn Trọng Khoa - phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) - ủng hộ quan điểm này.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp