08/07/2023 17:31 GMT+7

Lấy kim chọc máu ngón tay và tai để nặn 'máu độc' chữa đột quỵ?

Sau khi có biểu hiện nói ngọng, yếu nửa người, ông Đ. (66 tuổi, trú tỉnh Phú Thọ) được người nhà lấy kim chọc đầu ngón tay, chọc tai để nặn 'máu độc', khiến suýt bỏ qua cơ hội vàng điều trị đột quỵ.

Nhiều người nghe theo lời truyền miệng chích máu tay để chữa đột quỵ - Ảnh minh họa: D.L.

Nhiều người nghe theo lời truyền miệng chích máu tay để chữa đột quỵ - Ảnh minh họa: D.L.

Mặc dù đã có rất nhiều thông tin cảnh báo về các cách điều trị đột quỵ thiếu khoa học nhưng người dân vẫn tin và làm theo, vô tình làm lỡ thời gian vàng điều trị bệnh.

Ngày 8-7, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) thông tin vừa kết hợp với các chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu lấy huyết khối gây tắc mạch não thành công cho bệnh nhân tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ não).

Cụ thể, người nhà bệnh nhân cho biết phát hiện ông Đ. trên giường trong trạng thái nói ngọng, yếu nửa người bên trái. Gia đình tự xử trí bằng cách bôi nước gừng lên người, lấy kim đâm vào các đầu ngón tay và tai rồi nặn bỏ "máu độc".

Sau khi thấy tình trạng ông Đ. không cải thiện mới gọi xe đưa đi cấp cứu. Tại bệnh viện, ông Đ. được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc mạch não.

Bệnh viện đa khoa Hùng Vương đã hội chẩn trực tuyến cùng chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai và thống nhất phương án thực hiện can thiệp lấy huyết khối với mục tiêu tái thông mạch não.

Sau can thiệp, tình trạng ông Đ. đã ổn định, cải thiện cơ lực tay, chân trái và tiếp tục được theo dõi.

Bác sĩ Trần Văn Kiên - trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện đa khoa Hùng Vương - cho hay bệnh nhân bị nhồi máu não cấp thùy đảo nhưng được đưa đến bệnh viện khá muộn. Sau 5 tiếng xuất hiện triệu chứng yếu nửa người bên trái, nói ngọng. Rất may mắn bệnh nhân đã được can thiệp thành công.

Bởi vậy, người dân khi có những biểu hiện như trên cần đến bệnh viện để điều trị ngay, không nên tự ý điều trị bằng các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng tại nhà.

Đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt

Theo các chuyên gia, thời gian vàng là thời gian giới hạn để có thể chích thuốc hoặc làm thủ thuật can thiệp cấp cứu đột quỵ. Muộn hơn khoảng thời gian này, các biện pháp cấp cứu không còn hiệu quả và thậm chí gây hại. Khi đó việc điều trị chỉ còn là giải quyết hậu quả và phòng ngừa tái phát.

Khoảng thời gian vàng hiện tại được y học đánh giá là 6 giờ, tính từ khi có triệu chứng đầu tiên của đột quỵ. Tuy nhiên với mỗi người bệnh, nếu điều trị sớm được phút nào tốt phút ấy, vì mỗi phút chậm trễ có thể làm chết thêm gần 2 triệu tế bào thần kinh. Đồng thời càng chậm trễ thì càng ít có lựa chọn điều trị, giảm đáng kể khả năng hồi phục sau đột quỵ.

Nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống, cũng như hạn chế được di chứng càng cao.

Thời tiết quá nóng hoặc lạnh, tăng nguy cơ đột quỵ ra sao?Thời tiết quá nóng hoặc lạnh, tăng nguy cơ đột quỵ ra sao?

Đã có nhiều người đột ngột bị đột quỵ trong thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Sau đây là một số tình huống thời tiết có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ và mối liên hệ giữa chúng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp