Binh lính Mỹ phóng tên lửa từ một căn cứ quân sự ở Iraq - Ảnh: US Army
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến tại Viện Trung Đông (Mỹ), bà Stroul nói một số nước ở Trung Đông đang muốn hành xử kiểu nước đôi và thử nghiệm xem họ có thể nhận được gì hơn từ Mỹ bằng cách hợp tác sâu hơn với Trung Quốc hoặc Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh và quân sự.
"Tôi chỉ cảnh báo họ một lần nữa: sẽ đến lúc việc này không chỉ đe dọa mối quan hệ đối tác với Mỹ, mà còn thực sự đe dọa chủ quyền quốc gia của các nước này" - Hãng tin Sputnik (Nga) dẫn lời bà Stroul.
Bà Dana Stroul cáo buộc Nga khuyến khích các nước thách thức Mỹ ở khu vực Trung Đông, đồng thời phân tích để thấy lợi ích từ việc hợp tác với Washington sẽ vượt trội hơn.
"Theo tôi, lựa chọn là rất rõ ràng giữa những gì anh có thể nhận được từ Mỹ và những gì từ Trung Quốc hoặc Nga" - bà Stroul nói.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cũng nhấn mạnh ông sẽ không mất ngủ vì những lời chỉ trích từ các đối thủ của Mỹ, như Trung Quốc và Nga.
"Tôi sẽ không mất ngủ một phút nào về những gì lãnh đạo Trung Quốc hay (Tổng thống Nga) Vladimir Putin đang nói. Điều tôi đang và sẽ tập trung là bảo vệ đất nước và đảm bảo rằng chúng tôi có những thứ cần thiết để thành công" - ông nói.
Lãnh đạo Lầu Năm Góc tuyên bố quân đội Mỹ sẽ không bao giờ "mềm yếu", và bác bỏ những tuyên bố của một số chính trị gia và nhân vật truyền thông bảo thủ rằng quân đội Mỹ đang suy yếu.
Lầu Năm Góc đã yêu cầu ngân sách 715 tỉ USD, trong đó bao gồm đầu tư vào công nghệ mới và loại bỏ các hệ thống vũ khí cũ, nhắm tới việc đối phó với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Kế hoạch ngân sách quốc phòng cũng sẽ dành 5,1 tỉ USD cho sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương, vốn được Quốc hội Mỹ lập ra để chống lại Trung Quốc, tập trung cho cuộc cạnh tranh giành vị thế ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Số tiền này sẽ được dùng để củng cố lực lượng Mỹ trong khu vực với các hệ thống radar, vệ tinh và tên lửa.
Trong tháng trước, Mỹ cũng tuyên bố tăng cường hỏa lực ở Trung Đông trong bối cảnh nước này rút quân khỏi Afghanistan.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận