Thời gian qua, các đối tượng đã lợi dụng mạng Internet để lập những trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng công an để tuyên truyền những nội dung xuyên tạc, sai trái về Đảng, Nhà nước cũng như lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Ngoài ra, các đối tượng xấu cũng lợi dụng việc này để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý thế nào? Làm thế nào để nhận biết được các trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng công an do các đối tượng xấu lập nên?
Bạn đọc Phan Hồng Thanh.
Trả lời:
Để xử lý hành vi lập trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng công an để tuyên truyền nội dung xuyên tạc, sai trái, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác, cơ quan chức năng căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành như:
1. Điểm c, khoản 1, điều 18 Luật an ninh mạng 2018 quy định về hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Điều 155 và 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội làm nhục người khác và tội vu khống.
3. Điều 174 và điều 290 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
4. Điểm d, khoản 2, điều 12 Luật công nghệ thông tin năm 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân.
5. Khoản 3, điều 99 nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về trang thông tin điện tử đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân...
Khi phát hiện các hành vi phạm tội, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi, cơ quan chức năng sẽ xử lý hành chính hoặc hình sự.
Để nhận biết các trang mạng xã hội giả mạo, sử dụng tên, hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng của lực lượng công an do các đối tượng xấu lập nên, người dân cần kiểm tra, đối chiếu với các nguồn tin do cơ quan chức năng của Bộ Công an công bố trên cổng thông tin điện tử chính thống trong nước; xem xét kỹ nội dung, tiêu đề bài viết, trên trang giả mạo thường có tiêu đề “hấp dẫn”, gây sự tò mò, hiếu kỳ của người đọc, có dấu hiệu giật tít, câu view, bố cục lộn xộn, hình ảnh, video có dấu hiệu bị chỉnh sửa, cắt ghép.
Các trang mạng giả mạo thường có tên miền nước ngoài (.com, .org), không có đuôi tên miền Việt Nam “.vn”.
Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội của các cơ quan, tổ chức chính thống thường được đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ và được cung cấp dấu bản quyền, có dấu tích xanh.
Người dân cũng cần kiểm tra thông tin, đọc kỹ nội dung trên trang mạng xã hội để xác định thật hay giả, tham vấn các cơ quan hoặc cá nhân có trách nhiệm.
Theo Website Bộ Công an
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận