Đơn thị thi công đặt ống đi ngầm đường dây phát hiện trượt, sụt đất - Ảnh: M.VINH |
Vụ nứt đất xảy ra sáng 26-4 khiến nhà 13 hộ dân ở hai tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi, Trương Công Định bị nứt ở nhiều vị trí. Một số đoạn trong khu vực cũng xuất hiện những vết nứt kéo dài.
Thiết bị quan trắc được lắt đặt tại căn nhà 27C đường Nguyễn Văn Trỗi, đây là căn nhà được xác định bị ảnh hưởng nặng nhất trong vụ nứt đất.
Đơn vị thi công của Công ty Cổ phần địa chất Kawasaki cho biết thiết bị quan trắc tự động được kết nối với một dây giãn đặc biệt, đặt trong ống nhựa dài khoảng 10m, đường kính khoảng 9cm.
Trong trường hợp căn nhà tiếp tục dịch chuyển, sợi dây đặc biệt sẽ giãn ra, qua đó thiết bị sẽ đo được sự di chuyển đó dù rất nhỏ. Các chuyên gia sẽ liên tục thu dữ liệu hàng ngày, từ đó có cảnh báo kịp thời nếu có sự cố xấu.
Theo tiến sĩ Kanno Takaki (Công ty Cổ phần địa chất Kawasaki), khu vực số nhà 27C Nguyễn Văn Trỗi và lân cận xuất hiện rất nhiều khe nứt. Các vết nứt của ngôi nhà đang có xu hướng kéo nghiêng từ đường Nguyễn Văn Trỗi về hướng thấp hơn, đường Phan Đình Phùng. Đây là vị trí thích hợp nhất để đặt thiết bị quan trắc tự động.
Thiết bị quan trắc dịch chuyển địa tầng lắp đặt tại Đà Lạt là loại mà tại Nhật Bản, cơ quan chức năng kết nối với điện thoại di động để cảnh báo kịp thời cho người dân khi có hiện tượng lún, nứt phức tạp.
“Đây không phải là biện pháp duy nhất để tìm nguyên nhân nứt đất tại khu vực này, chúng tôi kết hợp với các chuyên gia của Việt Nam để cùng tìm hiểu trước khi đưa ra giải pháp khắc phục, xử lý”, tiến sĩ Kanno Takaki nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận