- Nhà nước phải nghĩ cách giúp đỡ người dân có nhà ở phù hợp bằng nhiều cách như thành lập hợp tác xã nhà ở, Nhà nước bỏ tiền ra xây nhà cho người nghèo thuê với giá thấp gọi là nhà ở xã hội. Với nhà ở thương mại đang có giá quá cao người nghèo không mua được thì Nhà nước cần có chính sách cho những người cần nhà vay tiền để mua.
* Thưa ông, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, khoảng cách giàu nghèo về nhà ở ngày càng gia tăng. Ông nhận xét gì về điều này?
- Trong kinh tế thị trường, việc phân hóa giàu nghèo là quy luật. Điều cần xem xét là sự cách biệt giàu nghèo có quá lớn không. Hiện nay ở nước ta sự cách biệt quá lớn. Nếu chia số người trong xã hội thành năm nhóm, mỗi nhóm chiếm 20% tổng số dân và lấy thu nhập bình quân của nhóm cao nhất so với nhóm thấp nhất thấy gấp 3-4 lần là phù hợp. Nhưng hiện nay khoảng cách của ta phải gấp 7-8 lần hoặc hơn. Vai trò của Nhà nước phải thu hẹp khoảng cách đó lại. Mỗi nhà nước đều phải chăm lo các mặt thiết yếu về đời sống của dân, nhà ở là nhu cầu thiết yếu không thể không có. Dù là nhà thuê hay nhà của mình thì ai cũng phải có mái nhà trên đầu.
Phóng to |
Chung cư Bàu Cát 2 ở P.10, Q.Tân Bình, TP.HCM dành để tái định cư các hộ dân phải di dời, giải tỏa và bán cho người lao động có thu nhập thấp - Ảnh: N.C.T. |
* Bộ Xây dựng nhận định hình thức sở hữu riêng nhà ở sẽ làm đại bộ phận người dân với thu nhập như hiện nay khó có cơ hội tiếp cận được nhà ở do giá nhà cao hơn so với các hình thức sở hữu khác. Ông thấy nhận định này thế nào?
- Nguyện vọng của người VN ai cũng muốn có một nhà ở thuộc sở hữu của mình. Điều này cũng nâng cao vị thế xã hội của người chủ gia đình. Nhưng căn hộ họ có là biệt thự, nhà liền kề hay chung cư là do chính sách của Chính phủ chứ không phải người dân có nguyện vọng là được. Chính quyền quy hoạch không có xây biệt thự, nhà liền kề thì làm sao người dân xây được? Cái đó là lỗi ở chính quyền chứ đổ lỗi là vì nguyện vọng người dân là không nên. Nếu căn hộ chung cư đàng hoàng thì mọi người sẽ bỏ nhà riêng nơi chật chội, hôi hám, xe máy không vào được để ở căn hộ đó.
* Những năm qua, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhà ở thu nhập thấp, nhà xã hội nhưng doanh nghiệp không mặn mà. Theo ông, tại sao lại có điều này?
"Mỗi nhà nước đều phải chăm lo các mặt thiết yếu về đời sống của dân, nhà ở là nhu cầu thiết yếu không thể không có. Dù là nhà thuê hay nhà của mình thì ai cũng phải có mái nhà trên đầu" |
Tuy nhiên, nhà giá rẻ hiện nay là rẻ so với nhà giá đắt chứ không phải rẻ so với túi tiền của người mua, nên người mua cũng cần được giúp đỡ mới đủ tiền để mua. Ở các nước, chính phủ giúp bên mua, chẳng hạn một thanh niên vào đời có công ăn việc làm cụ thể thì được cấp một phiếu hỗ trợ dùng để mua nhà và trả dần. Cái phiếu ấy chỉ có bên bán nhà biến thành tiền mặt được chứ bên mua không đổi thành tiền mặt được.
Chính phủ thay vì giúp đỡ bên xây dựng nhà thì cần giúp đỡ bên mua nhà. Vì anh xây dựng chắc gì đã bán cho người nghèo mà có thể bán cho người giàu hơn cũng khó kiểm soát. Chúng ta từng có những dự án nhà giá rẻ nhưng một ông có chức quyền mua ba căn hộ liền nhau rồi nối thông thành căn hộ rộng rãi. Trường hợp này nhà giá rẻ không giúp được cho người nghèo.
Phóng to |
Ông Phạm Sỹ Liêm - Ảnh: T.PHÙNG |
* Nhiều ý kiến cho rằng nhà thu nhập thấp quy định người được mua là người không chịu thuế thu nhập. Nhưng với mức thu nhập không chịu thuế thì xa vời so với giá nhà. Làm thế nào để giảm giá nhà hiện nay xuống?
- Giá nhà bây giờ cao là do giá đất khi 60-70% giá trị nhà là giá trị đất. Lâu nay cung đất nhỏ giọt, nhiều anh xin được đất phải đút lót nên cộng cả tiền đút lót vào làm giá thành đắt lên. Muốn làm hạ giá nhà trước hết phải hạ giá đất bằng cách áp dụng chế độ dự trữ đất theo hướng Nhà nước thu hồi, giải phóng mặt bằng khi chưa có dự án. Sau đó lấy đất sạch đem ra cung ứng cho thị trường. Nếu cung ứng cho kinh doanh khách sạn thì đấu giá lấy giá cao nhất. Nếu làm nhà cho người thu nhập thấp thì Nhà nước đưa giá thấp nhất có thể, thậm chí chịu lỗ. Còn giá nhà trung bình thì đưa giá cao hơn một mức. Như thế Nhà nước lấy lãi của cái này bù lỗ cái kia. Do đó người nghèo có thể có nhà đàng hoàng mà giá thấp.
* Hiện nay Bộ Xây dựng đang có ý tưởng lập quỹ nhà ở bằng cách trích một khoản lương của mọi người để hỗ trợ người nghèo mua nhà ở. Theo ông, chủ trương này nên thực hiện thế nào?
- Quỹ này ở Singapore họ làm từ khi lập quốc. Ai cần mua nhà gửi tiền vào đấy và có tính lãi, tích lũy đến mức nào đó có thể dùng tiền từ quỹ, kể cả ứng trước để mua nhà sau đó tiếp tục trả tiền đã vay cho quỹ. Không chỉ người làm công ăn lương nộp quỹ 20% tiền lương mà người sử dụng lao động đó cũng phải nộp vào quỹ 20% lương để giúp người lao động mua nhà.
Ý định của Bộ Xây dựng là những người có nhà rồi cũng đóng quỹ bằng tiền lương để giúp người chưa có nhà thì không khả thi vì ít người hưởng ứng. Nếu có tính chất cưỡng chế nộp quỹ thì Quốc hội phải ra luật. Nếu chúng ta lập quỹ thì nên theo cách của Singapore. Do nước mình lớn nếu lập quỹ chung toàn quốc thì không ổn vì không thể lấy tiền của người ở nơi đất rộng, nhà cửa dễ làm để nộp tiền cho người ở Hà Nội vay. Do đó quỹ đó là quỹ ở từng đô thị. Nếu có thì lập quỹ tự nguyện, ai có nhu cầu thì tham gia và Nhà nước có chính sách giúp đỡ bằng tiền thu được từ đất đai. Đây cũng là cách lấy tiền người giàu điều tiết cho người nghèo vì người giàu mới có khả năng mua đất.
* Ngoài ra có thể có những phương án nào để tạo quỹ nhà ở và cơ hội tiếp cận nhà ở cho người nghèo, thưa ông?
- Có thể thành lập hợp tác xã (HTX) nhà ở. Nếu là thanh niên thì Đoàn thanh niên có thể tập hợp những đoàn viên chưa có nhà chung sức tự xây nhà với đất của Nhà nước giao. Có thể trong một khu dự án lớn, chính quyền yêu cầu dành vài hecta cho HTX xây dựng. HTX lập ban quản trị, thuê tư vấn, nhà thầu và xã viên giám sát. Nếu làm theo kiểu này giá nhà hạ hơn giá thị trường ít nhất 30% vì những người này không tự ăn lãi mình, chi phí cũng giảm hơn và không phải đút lót ai. Và nếu được Nhà nước cho vay thêm hoặc vay từ quỹ nào đó để trả dần thì trong vòng mười năm có thể trả hết tiền mua nhà.
Tôi thăm nhiều nhà dạng HTX như thế ở Ba Lan, Phần Lan thấy làm rất tốt. Nếu chúng ta thực hiện được thì đây cũng là một kênh để phát triển nhà ngoài kênh của giới kinh doanh bất động sản và làm giá nhà cũng hạ xuống. Những cái này hoàn toàn chúng ta có thể làm được và các nước cũng đã làm.
Một giải pháp nữa là Nhà nước phát triển nhà cho thuê. Nhà cho thuê sẽ đủ sức làm đối trọng với nhà thương mại. Nếu nhà thương mại đắt quá thì người dân còn sự lựa chọn là đi thuê chứ không phải giá cao mấy cũng cố mua để có nhà ở như hiện nay. Nếu có sự cạnh tranh thì sẽ giảm được giá nhà.
* Thực tế Chính phủ cũng có chủ trương phát triển thị trường nhà cho thuê nhưng đến nay vẫn hiếm doanh nghiệp tham gia? - Chủ trương như thế là đúng. Nhưng Nhà nước phải xây chứ không đợi tư nhân làm. Nhà nước lấy tiền từ đất để xây chứ đừng để người tham nhũng lấy mất. Đến nay, chúng ta đã buông lỏng cho thị trường quá đáng. Cái gì thị trường làm tốt thì giao cho thị trường. Cái gì thị trường chưa tốt thì Chính phủ làm chứ không đẩy mọi thứ cho thị trường. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận