“Trên cơ sở đánh giá chỉ ra từ bản đồ, các địa phương dựa vào đó để xây dựng kế hoạch ứng phó và né tránh. Xây dựng bản đồ về bố trí lịch thời vụ, cơ cấu cây trồng để các địa phương bàn bạc, thống nhất với nhau về gieo trồng trong các vùng, tiểu vùng, từ đó sử dụng tốt nguồn tài nguyên nước cho cả vùng” - ông Sơn cho biết.
Theo ông Sơn, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn đã có đánh giá qua những năm gần đây, tác động của xâm nhập mặn, hạn hán ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và một số khu vực.
Cũng theo ông Sơn, sau khi xây dựng bản đồ cảnh báo vùng xâm nhập mặn, hạn, trên bản đồ sẽ thể hiện rõ các vùng có nguy cơ cao, thấp theo cấp độ khác nhau, theo mức độ nguy cơ xâm nhập mặn từ cao, trung bình, thấp.
Về tiến độ xây dựng các bản đồ vùng hạn mặn, ông Sơn cho biết hiện nay Cục đã thực hiện được hai vòng và đang tiếp tục yêu cầu các địa phương rà soát lại lần cuối để cân đối kế hoạch cụ thể giữa các địa phương.
“Các bản đồ này dự kiến theo kế hoạch sẽ hoàn thành trong tháng 12-2017, sau đó Cục sẽ bàn giao cho từng địa phường để căn cứ vào đó thực hiện theo kế hoạch” - ông Sơn nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận