09/01/2025 21:24 GMT+7

Lào xem xét chính sách đặc thù, hướng tới khu công nghiệp chung với Việt Nam

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cho biết nước này đã xem xét áp dụng một số chính sách đặc thù cho doanh nghiệp Việt Nam để khuyến khích đầu tư, mong có khu công nghiệp Việt - Lào.

Lào xem xét chính sách đặc thù, hướng tới khu công nghiệp chung với Việt Nam - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone tại hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào - Ảnh: ĐOÀN BẮC

Chiều 9-1, tại thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đồng chủ trì hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào.

Tại hội nghị, các đại biểu doanh nghiệp lớn của hai nước đã trình bày về cơ hội, khả năng hợp tác, định hướng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào thời gian tới, đồng thời nêu một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.

Đẩy mạnh hợp tác khu công nghiệp Lào - Việt Nam

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đánh giá nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào được triển khai rất tích cực, hiệu quả.

Ông khẳng định phía Lào luôn tích cực đôn đốc xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào các ngành, lĩnh vực phù hợp kế hoạch, ưu tiên phát triển kinh tế. Chính phủ Lào đã xem xét áp dụng một số chính sách đặc thù để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam vào đầu tư.

Lào đang tiếp tục tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đồng thời triển khai các chiến lược lớn về hội nhập và kết nối kinh tế cũng như phát triển bền vững, xanh và chuyển đổi số.

Nhà lãnh đạo Lào cũng cho biết Chính phủ hai nước có quyết tâm cao và nhất trí cần tập trung phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy hội nhập và kết nối. Đặc biệt là thúc đẩy các dự án kết nối với Việt Nam như các dự án đường sắt, đường bộ, cảng biển Vũng Áng 1, 2, 3; thúc đẩy hợp tác hàng không.

Trong dịp này, ông cũng kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam và Lào tăng cường tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư trên các lĩnh vực.

Trong đó nhất là đẩy mạnh hợp tác phát triển các khu công nghiệp để tăng cường chế biến sâu các nguyên liệu của Lào, bởi Việt Nam đã có kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp như Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP). Phát triển năng lượng sạch, năng lượng gió… cũng là những lĩnh vực khuyến khích đầu tư.

Thủ tướng Lào lưu ý các doanh nghiệp đầu tư vào Lào cần quan tâm bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả đất đai, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực sản xuất, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động Lào.

Đầu tư vào Lào là đầu tư cho Việt Nam và ngược lại

Lào xem xét chính sách đặc thù, hướng tới khu công nghiệp chung với Việt Nam - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trước doanh nghiệp Việt Nam và Lào - Ảnh: ĐOÀN BẮC

Chia sẻ với các đại biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ năm 2025, cả hai nước đều bước vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ đại hội Đảng tại mỗi nước.

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn và thách thức, tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường, hai nước Việt Nam - Lào vốn đã có quan hệ đặc biệt càng phải đoàn kết, thống nhất hơn nữa để ứng phó với các vấn đề phát sinh và tiếp tục xây dựng, phát triển đất nước.

Biểu dương những nỗ lực của doanh nghiệp hai nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng hợp tác kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh của hai bên.

Do đó, các cơ quan, các địa phương cần quyết tâm cao hơn, tháo gỡ các rào cản, điểm nghẽn về thể chế, luật pháp, cơ chế... cùng với đó đẩy mạnh kết nối hạ tầng mềm và hạ tầng giao thông, kết nối chuỗi cung ứng, kết nối doanh nghiệp giữa hai nước và với nước thứ ba.

Cùng ý kiến với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp đã đầu tư khu công nghiệp tại Việt Nam nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp Việt Nam - Lào.

Thủ tướng cho rằng kinh doanh có thể có lúc được, lúc chưa được, song ngoài tính toán lợi nhuận thì điều quan trọng là tất cả vì sự phát triển chung của cả hai đất nước, mang lại lợi ích chiến lược, lâu dài, cốt lõi của hai nước là giữ vững độc lập, chủ quyền, nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

"Doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư tại Lào chính là đầu tư cho Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp Lào sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam cũng chính là sản xuất, kinh doanh cho Lào.

Lợi ích của hai đất nước cũng là lợi ích của doanh nghiệp chúng ta. Chúng ta đầu tư, kinh doanh không chỉ có vấn đề lợi nhuận mà còn có tình cảm và trách nhiệm, tri ân các thế hệ đi trước", Thủ tướng phát biểu.

Với các kiến nghị của doanh nghiệp, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đánh giá đều rất sát thực tế. Do đó, ông đề nghị các bộ ngành, cơ quan, địa phương của hai nước chủ động giải quyết trên tinh thần cắt giảm thủ tục, phân cấp, phân quyền cho địa phương để làm thủ tục nhanh hơn, tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Chính phủ và các cơ quan Việt Nam sẽ rà soát, tiếp tục điều chỉnh, xử lý các khó khăn, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách. Thủ tướng Phạm Minh Chính mong Chính phủ Lào cũng phát huy tinh thần này, vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó giải quyết, không đùn đẩy và không né tránh.

"Quan hệ đặc biệt thì phải có cơ chế và cách đối xử đặc biệt, từ trái tim đến trái tim, giúp bạn là giúp mình. Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ chạm tới trái tim", Thủ tướng Phạm Minh Chính chân thành bày tỏ và kêu gọi doanh nghiệp hai nước tiếp tục đoàn kết, thống nhất, giúp đỡ nhau.

Lào xem xét chính sách đặc thù, hướng tới khu công nghiệp chung với Việt Nam - Ảnh 5.Việt Nam sẽ giúp Lào thành quốc gia kết nối, hướng tới 5 tỉ USD thương mại song phương

Ngày 9-1 tại Vientiane, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã đồng chủ trì kỳ họp thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp