Chiến sĩ PCCC Hà Tĩnh lao mình vào đám cháy ngăn không cho lửa tiếp cận nhà dân - Ành: VĂN ĐỊNH
Chiều 29-6, rừng ở núi Mồng Gà (xã Sơn Long, huyện Hương Sơn) phát cháy. Đến 7h ngày 30-6, cháy rừng được khống chế nhưng không ngờ gió Lào thổi mạnh, đám cháy bùng phát trở lại.
Đến 13h chiều cùng ngày, cháy rừng lan sang các xã Sơn Trà, Sơn Bình. Chính quyền địa phương buộc phải báo động, kêu gọi người dân cùng tham gia cứu rừng.
Mặc cái nắng như thiêu như đốt, hàng trăm chiến sĩ công an, bộ đội cắt rừng để tiếp cận các đám cháy. Đám cháy ở đỉnh núi Mồng Gà lây lan rất nhanh.
Thiếu tá Nguyễn Trọng Mạo - phó đồn trưởng Đồn biên phòng Lạch Kèn, Biên phòng Hà Tĩnh - dẫn đầu cùng với 45 chiến sĩ của đồn tiến thẳng đám cháy.
Sau một tiếng, các chiến sĩ đã tiếp cận đám cháy. Thiếu tá Mạo gấp gáp chia đội quân thành 3 tổ. Hai tổ tập trung phát rừng tạo đường băng cản lửa, tổ còn lại nhận mệnh lệnh lên đỉnh núi dập tắt các đám cháy.
"Dập lửa ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển gặp rất nhiều khó khăn. Địa hình trắc trở, gió thổi mạnh nhưng vì màu xanh của rừng chúng tôi vẫn vững chí bám trụ ngăn lửa cháy", thiếu tá Mạo nói.
Đến đêm 30-6, cháy rừng ở núi Mồng Gà dữ dội. 13 hộ dân thuộc Sơn Trà nằm trong vùng nguy hiểm, có thể bị lửa cháy lan.
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, chính quyền đã bố trí lực lượng sẵn sàng hỗ trợ người dân di dời tài sản, đồng thời bố trí người và phương tiện sẵn sàng túc trực chữa cháy.
Nhận định tình hình phức tạp, Tỉnh đội Hà Tĩnh tăng cường thêm 200 trăm cán bộ, chiến sĩ, đồng thời điều động hơn 300 dân quân tại chỗ để phối hợp với các lực lượng biên phòng, công an, kiểm lâm tiếp tục phát quang và mở rộng đường băng cản lửa, cắt ngọn lửa lây lan.
Bên cạnh đó, Phòng cảnh sát PCCC Hà Tĩnh điều động 55 cán bộ chiến sĩ, 6 xe chữa cháy và 4 máy bơm đến hiện trường. Thượng tá Võ Đăng Khoa - phó trưởng Phòng cảnh sát PCCC Hà Tĩnh - cùng các chiến sĩ không ngần ngại hiểm nguy lao vào dập lửa.
"Do địa hình đồi núi dốc, khói bụi cháy lớn, diện tích rộng nhưng chúng tôi vẫn bố trí các mũi ngăn không cho lửa tấn công nhà dân. Căng mình đến 1h30 ngày 1-7, lửa ở núi Mồng Gà được dập tắt. Chữa cháy mấy ngày đêm, đã có không ít chiến sĩ bị ảnh hưởng sức khỏe", thượng tá Khoa nói.
Bất chấp địa hình hiểm nguy, đội quân "đặc biệt" của Đồn biên Phòng Lạch Kèn bám trụ ở đỉnh núi Mồng Gà ngăn cản lửa cháy lan ra - Ành: VĂN ĐỊNH
Thấy "giặc lửa" ở đâu, chiến sĩ biên phòng Đôn Lạch Kèn lao đến đó - Ành: VĂN ĐỊNH
Những cây rừng bị cháy, các chiến sĩ biên phòng dồn sức xô ngã để ngăn lửa cháy - Ành: VĂN ĐỊNH
Một cán bộ quản lý rừng bờ phờ sau hàng giờ lao vào dập lửa - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Trên đỉnh núi Mồng Gà, đám cháy này dập tắt, đám cháy khác lại bùng phát - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Có cây rừng khô lửa cháy rất đượm, do vậy bất chấp lửa dưới chân, chiến sĩ biên phòng này vẫn cố gắng dùng cành cây dập - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Đêm 30-6, rừng ở núi Mồng Gà lại bùng cháy dữ dội, lực lượng chữa cháy được tăng cường - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Rừng núi ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh như một biển lửa - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Lực lượng cảnh sát PCCC được tăng cường ngăn không cho lửa tiếp cận nhà dân - Ành: VĂN ĐỊNH
Nhiều đám cháy đỏ rực rất nguy hiểm nhưng nhiều chiến sĩ bộ đội, công an lao vào cứu rừng - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Những chiến sĩ cảnh sát PCCC Hà Tĩnh căng mình suốt đêm chiến đấu với giặc lửa - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Đến rạng sáng ngày 1-7, cháy rừng ở núi Mồng Gà được dập tắt thiệt hại đang được thống kê - Ành: VĂN ĐỊNH
Lửa dập tắt, những cây thông vẫn bị cháy - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Cháy rừng ở núi Mồng Gà kéo dài 2 đêm và một ngày, có những gốc cây bị cháy thành than - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận