Phóng to |
Lao bao gồm lao phổi và lao ngoài phổi (lao màng não, lao hạch, lao xương, lao ruột...). Ở bệnh nhân lao phổi, khi đi xét nghiệm có thể M (+): tìm thấy vi trùng lao hoặc M (-): không tìm thấy vi trùng lao.
Các bệnh nhân lao mới được cấp bốn loại thuốc theo phác đồ 1: SHRZ điều trị trong tám tháng. Nếu bệnh tái phát, điều trị lần hai theo phác đồ 2: SHRZE (thêm một loại thuốc). Sau khi điều trị phác đồ lần 2 thất bại mới gọi lao phổi thất bại điều trị. Lúc này bệnh nhân được cho làm kháng sinh đồ và cấp một loại thuốc để quản lý dài hạn. Theo chương trình chống lao quốc gia chỉ cấp 5 thứ thuốc này, nếu vi trùng lao còn nhạy với thuốc nào thì điều trị với thuốc đó.
50.000 đồng/ngày
Mắc lao “siêu kháng thuốc” coi như xong Trong 22 nước có bệnh suất lao cao nhất, chiếm đến 80% lao thế giới thì VN đang đứng thứ 12. Mỗi năm tỉ lệ lao mới ở VN là 173/100.000 dân. Có 2,7% ca lao mới (chưa điều trị) đã kháng thuốc và 19,3% tái phát là kháng thuốc (kháng ít nhất với hai thuốc chữa lao). Song chương trình chống lao quốc gia chỉ cấp thuốc cho những trường hợp lao chưa kháng thuốc và cũng chưa có kế hoạch điều trị rõ ràng cho bệnh nhân lao có HIV! HIV chỉ lây qua các hành vi có nguy cơ hoặc từ mẹ sang con, còn vi khuẩn lao từ những người mắc bệnh lao kháng thuốc tung bay qua đờm dãi ho, phun, khạc... sẽ tiếp tục lây những người xung quanh đến lúc người đó chết. Hãy tưởng tượng cứ một bệnh nhân lao có M (+) lây 10-15 người/năm và 10% số này sẽ chuyển thành bệnh. Những ai bị lây lao kháng thuốc phải tự chữa chạy vô cùng tốn kém, nguy hơn nếu bị “siêu kháng thuốc” vì theo một nghiên cứu tại Nam Phi cho thấy tử vong gần như 100%! |
Trong số những người bị lây vi trùng lao từ những bệnh nhân lao kháng thuốc này có thể mắc lao và trở thành những bệnh nhân lao mới M (+) kháng thuốc, không được cấp thuốc của chương trình chống lao quốc gia dù họ vẫn được quản lý, cho toa, hẹn tái khám và theo dõi đến lúc chết.
Trường hợp bệnh nhân lao kháng thuốc quá nghèo, không đủ tiền mua đủ các thuốc hoặc bỏ điều trị là điều đáng lo ngại. Tỉ lệ lao kháng thuốc theo thời gian ngày càng tăng vì rất nhiều lý do. Độ tuổi của bệnh lao ngày càng trẻ và lao kháng thuốc cũng vậy - ngày càng có nhiều người trẻ. lý do chủ yếu do ảnh hưởng dịch HIV/AIDS nên số bệnh nhân nhập viện ở tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng.
Đúng, đủ
Cần được phát hiện ngay khi có các triệu chứng nghi lao: ho kéo dài trên 10 ngày mà uống thuốc không bớt hoặc ho ra máu, gầy sút không rõ nguyên nhân, ớn lạnh về chiều, đau tức ngực, khó thở... phải đi khám ngay ở bác sĩ chuyên khoa lao và bệnh phổi. Lưu ý: nhân viên y tế phải điều trị bệnh nhân đúng phác đồ - đặc biệt là y tế tư nhân ở những thầy thuốc không chuyên khoa lao. Nhà thuốc, hiệu thuốc không bán thuốc cho bệnh nhân tự mua về chữa không đúng cách.
Người bệnh cần uống thuốc đúng thời gian (tám tháng, nhiều người bỏ giữa chừng do tác dụng phụ hoặc “thấy khỏe”), đúng liều lượng (theo cân nặng), phối hợp đủ thuốc (đủ bốn hoặc năm loại theo phác đồ, nhiều trường hợp chỉ uống một hoặc hai loại; có bệnh nhân tự đến nhà thuốc mua Streptomycine về chích hoặc mua một viên Rimifon uống mỗi ngày...), uống lúc bụng trống (để hàm lượng thuốc hấp thu vào máu đủ giết chết vi trùng lao).
Một khi đã được phát hiện lao thì phải điều trị đúng cách theo sự hướng dẫn của BS chuyên khoa, phải ăn uống đầy đủ, giữ gìn sức khỏe để nâng sức đề kháng của cơ thể. Khi ho khạc phải xử lý đàm đúng cách để tránh lây lan cho người thân trong gia đình và những người xung quanh. Thân nhân người bệnh phải hỗ trợ bệnh nhân suốt quá trình điều trị lao, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe... và biết cách bảo vệ để tránh lây lan. Trong mùa thi, phụ huynh cần lưu ý trẻ học quá sức, thức đêm, nhiễm lạnh... làm giảm sức đề kháng của cơ thể khiến bệnh lao phát triển.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận