08/05/2024 09:20 GMT+7

Lao động ở lại Hàn Quốc trái phép bị mất tiền ký quỹ

Người lao động tự ý ở lại Hàn Quốc sau khi hết hợp đồng bị mất tiền ký quỹ đã đóng trước khi sang nước này làm việc.

Lao động kiểm tra thông tin trước khi tham gia thi tuyển chọn Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (Chương trình EPS) - Ảnh: GIA ĐOÀN

Lao động kiểm tra thông tin trước khi tham gia thi tuyển chọn Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (Chương trình EPS) - Ảnh: GIA ĐOÀN

Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan này vừa thông báo danh sách 3.190 lao động bị xử lý tiền ký quỹ do tự ý ở lại Hàn Quốc làm việc trái pháp luật sau khi hết hợp đồng.

Đây là những người tham gia Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (Chương trình EPS).

Trước đó, trung tâm đã phối hợp với cơ quan chức năng Hàn Quốc, sở lao động - thương binh và xã hội các tỉnh thành xác minh các lao động trên.

Những ý kiến phản hồi, kiến nghị khác về kết quả xác minh có thể liên hệ với Trung tâm Lao động ngoài nước qua số điện thoại 024.7303.0199 hoặc (máy lẻ 119) hoặc email [email protected].

Trung tâm Lao động ngoài nước nhấn mạnh, tất cả người lao động tham gia Chương trình EPS phải thanh lý hợp đồng sau khi hết hợp đồng tại Hàn Quốc.

Nếu lao động không thực hiện, trung tâm sẽ đơn phương thanh lý hợp đồng và thông báo với Ngân hàng Chính sách xã hội để xử lý khoản tiền ký quỹ trước khi đi làm việc tại nước này.

"Người lao động thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng nhưng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn sẽ bị xử lý khoản tiền ký quỹ theo quy định", Trung tâm Lao động ngoài nước nêu rõ.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số tiền ký quỹ đối với lao động trước khi làm việc ở nước ngoài là một trong các biện pháp giảm tỉ lệ cư trú bất hợp pháp.

Lao động đi làm việc ở Hàn Quốc theo Chương trình EPS phải ký quỹ 100 triệu đồng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp khó khăn, thuộc đối tượng chính sách, thân nhân người có công với cách mạng… được vay tối đa 100 triệu đồng ký quỹ.

Nếu người lao động bỏ hợp đồng, không về nước, làm việc bất hợp pháp thì tiền ký quỹ, tiền lãi sẽ được chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh - nơi người lao động cư trú trước khi đi.

Số tiền trên sẽ hỗ trợ giải quyết việc làm hoặc đưa lao động đi làm việc nước ngoài ở địa phương.

Theo ông Phạm Viết Hương - phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hàn Quốc có nhu cầu tuyển nhiều ứng viên ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, sản xuất chế tạo thông qua Chương trình EPS và lao động kỹ thuật trong ngành đóng tàu (hàn, sơn, điện). Dự kiến năm 2024, số lao động đi Hàn Quốc khoảng 8.500 người.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất Hàn Quốc tăng tiếp nhận lao động Việt NamBộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất Hàn Quốc tăng tiếp nhận lao động Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đề xuất phía Hàn Quốc tăng tiếp nhận lao động Việt Nam, mở rộng số ngành nghề tuyển chọn như đóng tàu, dịch vụ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp