09/09/2008 03:24 GMT+7

Lao động khiếm thính: Nguồn nhân lực bị lãng quên

THÁI BÌNH
THÁI BÌNH

TT - Người khiếm thính chiếm tới 13% trong số hơn 13 triệu người khuyết tật Việt Nam, và khoảng 80% trong số đó đang trong độ tuổi lao động. Sáng 7-9, Chương trình khuyết tật & phát triển-DRD (ĐH Mở TP.HCM) đã có cuộc hội thảo để tìm giải pháp cho nguồn nhân lực lớn bị lãng quên này.

SKWHxJKc.jpgPhóng to
Người phiên dịch (trái) hỗ trợ một bạn trẻ khiếm thính phát biểu ý kiến tại buổi hội thảo -Ảnh: T.BÌNH
TT - Người khiếm thính chiếm tới 13% trong số hơn 13 triệu người khuyết tật Việt Nam, và khoảng 80% trong số đó đang trong độ tuổi lao động. Sáng 7-9, Chương trình khuyết tật & phát triển-DRD (ĐH Mở TP.HCM) đã có cuộc hội thảo để tìm giải pháp cho nguồn nhân lực lớn bị lãng quên này.

Ba năm trước, cô SV Hoàng Sa bị điếc đột ngột, sau đó phải nghỉ học và mất cả việc làm thêm. Đang phơi phới tuổi xuân nên phải mất gần hai năm Sa mới chấp nhận sự thật nghiệt ngã của đời mình. Đứng dậy từ cú sốc, Sa đi học may, tin học, thiết kế đồ họa... để mưu sinh. Xin mãi mới được việc, nhưng cứ thử việc 1-2 tháng người ta lại từ chối nhận vào với nhiều lý do: đủ người, không đạt, thiếu kinh nghiệm... Mãi đến gần đây Sa mới tìm được việc làm ổn định với nghề thiết kế quảng cáo.

Nhưng Hoàng Sa dẫu sao cũng từng học tới bậc cao đẳng và có thể nói tốt, kể cả trước đám đông. Còn với hầu hết người câm điếc bẩm sinh, đường tìm việc gian truân hơn nhiều khi thiếu đủ thứ: kiến thức, tay nghề, kỹ năng sống…Theo các nhân viên xã hội có mặt, điều đó khá dễ hiểu bởi ngay từ nhỏ họ đã không được trang bị tốt kiến thức do có quá ít trường lớp dành cho người khiếm thính. Còn ở nhà, họ cũng không được nuôi dạy chu đáo bởi cha mẹ ít quan tâm và cũng thiếu kỹ năng tiếp cận.

Bà Cao Thị Xuân Linh, đại diện cơ sở may Bình Hòa (Q.Gò Vấp, TP.HCM), khẳng định: “Ngoài một số hạn chế có thể khắc phục nói trên, lao động khiếm thính có khá nhiều ưu điểm: khỏe mạnh, tinh mắt, khéo tay, tính tình chân thật... Nhiều thợ may khiếm thính của chúng tôi làm việc nhanh và rất khéo tay”.

Tại hội thảo, một bạn trẻ khiếm thính bước lên “múa” tay bày tỏ ý kiến với thái độ khá bức xúc. Người phiên dịch bèn lên tiếng hỗ trợ: “Tôi là thợ may công nghiệp. Tôi rất thích đi làm”.

Hạn chế trong giao tiếp là rào cản lớn và giao tiếp cũng là nỗi khát khao đối với người khiếm thính. Chủ một cơ sở may ở quận Gò Vấp cho biết các công nhân khiếm thính của bà rất hay “tám” với nhau bằng tay (ngôn ngữ ký hiệu) làm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất. Một chủ doanh nghiệp khác cũng than phiền chuyện nhân viên khiếm thính “nghiện”... nhắn tin bằng ĐTDĐ trong giờ lao động.

Ý thức kỷ luật lao động chưa cao cũng là một hạn chế khác của dạng nhân lực này, có thể kể: đi làm trễ, ham chơi bỏ việc, tự ý nghỉ việc... Nhưng theo thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, giám đốc DRD, điều đó có thể hạn chế hoặc khắc phục được nếu như gia đình, nhà trường và doanh nghiệp quan tâm, giúp đỡ. Bà Võ Ngọc Liên, chủ cơ sở Hi Vọng chuyên dạy nghề cho người khuyết tật, chia sẻ kinh nghiệm: “Khi dạy việc tránh lý thuyết dài dòng, cần phải trực quan sinh động theo kiểu “cầm tay chỉ việc” bởi các em tư duy trừu tượng rất kém. Hãy giúp các em hiểu rõ công việc và nội quy lao động trước khi giao việc”.

Không chỉ cơ sở Hi Vọng của bà Liên, cơ sở may Bình Hòa (Q.Gò Vấp) cũng cho biết sẽ nhận người khiếm thính với số lượng không hạn chế để dạy nghề và tạo việc làm.

Ngoài vài cơ sở nói trên, còn bao nhiêu doanh nghiệp khác muốn đồng hành, đầu tư và khai thác nguồn nhân lực bấy lâu bị lãng quên này?

THÁI BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp