23/03/2023 09:58 GMT+7

Lãnh đạo TP.HCM đối thoại với sinh viên tiêu biểu: Mở ra không gian cho cán bộ gen Z

Sáng 23-3, gần 100 sinh viên giỏi, xuất sắc từ các trường Đại học, học viện trên địa bàn TP.HCM đã tham gia chương trình Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ sinh viên tiêu biểu chủ đề “Khát vọng sinh viên thành phố Bác".

Lãnh đạo TP.HCM đối thoại với 100 sinh viên tiêu biểu - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại cuộc gặp gỡ sinh viên tiêu biểu TP.HCM ngày 23-3-2023 - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Phan Văn Mãi - phó bí thư Thường trực Thành ủy, chủ tịch UBND TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu - phó bí thư Thành ủy TP.HCM, bà Trần Kim Yến - chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP.HCM và bà Phan Thị Thanh Phương - bí thư Thành Đoàn TP.HCM lắng nghe các đóng góp, hiến kế của người trẻ thành phố.

Cùng dự đối thoại với sinh viên còn có đại diện các sở, ban, ngành của TP.HCM.

Biết ơn và biết xấu hổ

Bí thư Thành Đoàn TP. HCM Phan Thi Thanh Phương - Ảnh: HỮU HẠNH

Bí thư Thành Đoàn TP. HCM Phan Thi Thanh Phương - Ảnh: HỮU HẠNH

Chương trình đã mời đến những trí thức mở đường cho y tế, cho kinh tế TP.HCM chia sẻ về những dấn thân cống hiến của một thế hệ để truyền cảm hứng đến trí thức trẻ, “để các bạn có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết”.

Ở tuổi 82, GS. Trần Đông A đã chia sẻ với các sinh viên hai công trình y học mang tính lịch sử không chỉ đối với y học trong nước và quốc tế. Đầu tiên là ca mổ tách rời cặp song sinh Việt - Đức thực hiện năm 1988 với nhiều yếu tố chưa từng có tiền lệ trong y văn thế giới. Với ê kíp mổ 70 người liên ngành, liên bệnh viện, đây là 1 trong 2 công trình lớn của Việt Nam ở thế kỷ 20, bên cạnh công trình thủy điện Hòa Bình.

Công trình thứ hai là các ca ghép gan từ người cho sống cho các bé 1-2 tuổi - là kỹ thuật khó nhất trong kỹ thuật ghép tạng, được quốc tế ghi nhận.

Giáo sư - Bác sĩ Trần Đông A phát biểu tại hội nghị - Ảnh: HỮU HẠNH

Giáo sư - Bác sĩ Trần Đông A phát biểu tại hội nghị - Ảnh: HỮU HẠNH

Giáo sư Đông A nhắc nhở các bạn trẻ hai điều: nhìn thấy hy sinh to lớn của nhân dân mới có ngày hôm nay, có uy tín quốc tế như ngày hôm nay và phải thấy xấu hổ khi thấy thua kém các nước trong khu vực.

Câu chuyện của ông Phan Chánh Dưỡng - thành viên nhóm tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã đóng góp vào xây dựng Khu chế xuất Tân Thuận - khu chế xuất đầu tiên của TP.HCM cũng đã mang đến nhiều bài học quý giá cho bạn trẻ.

Xuất phát điểm là một thầy giáo, sau đó ông Dưỡng đã “lao vào dòng thác giải phóng” tham gia vào hoạt động kinh tế, với 7 công trình quan trọng từ Khu chế xuất Tân Thuận đến Khu công nghiệp Hiệp Phước, cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), Phú Mỹ Hưng (quận 7)...

Chuyên gia Phan Chánh Dưỡng chia sẻ thông tin cho các bạn trẻ - Ảnh: THANH HIỆP

Chuyên gia Phan Chánh Dưỡng chia sẻ thông tin cho các bạn trẻ - Ảnh: THANH HIỆP

"Khi mở khu chế xuất có rất nhiều cái khó, chẳng hạn phải giải tỏa nhà thờ, chùa chiền… Nhiều người hỏi tôi là tại sao tôi làm được thì tôi chỉ có một tâm niệm, cái gì mà mình xuất phát từ việc làm cho người dân, làm cho người nghèo có ăn là xuất phát đúng nhất.

Với kinh nghiệm đời mình, tôi chỉ khuyên các bạn một điều rằng nếu mình có tâm, không tham ô, mình không vì mình, mình báo cáo cho lãnh đạo biết việc mình đang làm. Vậy là đủ rồi. Mình cứ mạnh dạn làm, không sợ gì cả", ông Dưỡng chia sẻ.

Khởi động chương trình Sáng kiến sinh viên

Chủ tịch UBND TP.HCM bắt tay đại biểu tham dự chương trình - Ảnh: HỮU HẠNH

Chủ tịch UBND TP.HCM bắt tay đại biểu tham dự chương trình - Ảnh: HỮU HẠNH

Lắng nghe chia sẻ của hai trí thức thế hệ trước, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho hay bản thân ông cũng có những thu hoạch có ích và cho rằng “những chia sẻ của hai thầy là hành trang để các bạn trẻ đi tiếp, có nhiều ý hay, nhiều bài học để mỗi người có thể áp dụng”.

“Các thầy dạy chúng ta phải biết xấu hổ, nghĩa là phải có lòng tự tôn dân tộc, phải làm gì có ích cho dân cho nước. Là người được giao nhiệm vụ lãnh đạo TP, chúng tôi hứa tiếp nối tấm gương của các thầy để hành động như vậy”, ông Mãi chia sẻ.

Đồng thời ông cũng đề nghị thành phố nên khởi động chương trình Sáng kiến sinh viên, huy động trí tuệ, sáng tạo của người trẻ, tạo không gian, khuôn khổ để ý tưởng của người trẻ được phát huy; có sự kết nối với các thế hệ để cùng phát triển.

“Nhưng để sáng kiến, sáng tạo của các bạn trẻ có kết quả thì sự lắng nghe, đồng hành của lãnh đạo thành phố rất quan trọng. Chúng ta hãy cùng với nhau trăn trở trước những khó khăn của thành phố, cùng với nhau làm việc để có kết quả”, ông Mãi nói thêm.

Ngoài ra, ông cũng đề xuất xây dựng đề án Tín dụng sinh viên để sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận để vay một khoản chi phí học tập.

Ông cho biết hiện nay Thành Đoàn đã làm, nhưng làm theo sức của mình nên phạm vi chưa lớn. Sắp tới, thành phố sẽ cùng làm việc với ngân hàng, các trường đại học xây dựng đề án này.

Mở ra không gian cho “cán bộ gen Z”

Sinh viên Võ Lập Phúc (quê An Giang) trường ĐHSP TP. HCM - Ảnh: THANH HIỆP

Sinh viên Võ Lập Phúc (quê An Giang) trường ĐHSP TP. HCM - Ảnh: THANH HIỆP

Từ đề dẫn của Thành Đoàn TP.HCM với hiện trạng TP.HCM có hơn 100.000 cử nhân, trong đó có hàng trăm sinh viên giỏi, xuất sắc tốt nghiệp mỗi năm nhưng từ năm 2018 đến nay, vẫn chưa có sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được các cơ quan chính quyền của thành phố tuyển dụng, nhiều ý kiến của sinh viên đã tập trung vào vấn đề này.

Bạn Võ Lập Phúc - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM mong muốn thành phố sẽ có những cơ chế, chính sách để tái định hình tư duy của người trẻ về môi trường làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tạo ra một thế hệ “cán bộ gen Z”.

“Cần làm thế nào để đó không chỉ là môi trường đề cao kỷ luật, trách nhiệm mà còn tạo ra dư địa để phát triển cá nhân, phát huy sáng tạo, chủ động của người trẻ gen Z, từ đó tạo ra một thế hệ “cán bộ gen Z”, Phúc chia sẻ.

Chân dung “cán bộ gen Z” theo Phúc không chỉ là khuôn mẫu một cán bộ hành chính mà còn là một Youtuber, Tiktoker… miễn là những gì họ làm là vì sự phát triển của TP.

Phúc mong muốn rằng thế hệ trẻ dẫu có sự chưa sâu sắc nhưng vẫn có thể được đồng hành, được bồi đắp, được giao nhiệm vụ để có thể kế thừa, xây dựng, phát triển thành phố.

Sinh viên Mai Hải Yến, chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam học viện Cán bộ TP. HCM - Ảnh: HỮU HẠNH

Sinh viên Mai Hải Yến, chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam học viện Cán bộ TP. HCM - Ảnh: HỮU HẠNH

Bạn Mai Hải Yến - Học viện Cán bộ TP.HCM - lại nêu thực tế, sinh viên chưa biết lộ trình để làm việc trong các cơ quan nhà nước nên cần có chương trình để giới thiệu, chia sẻ. Đồng thời, việc nhìn nhận, đánh giá các bạn sinh viên tiêu biểu trong tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước cần nhìn tới sự năng động, sáng tạo thay vì những yêu cầu cụ thể đối với công chức mà các bạn sinh viên vốn chưa có kinh nghiệm, chưa có thời gian làm việc để tích lũy.

Võ Khánh An, sinh viên trường ĐH Công nghệ -Thông tin (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: HỮU HẠNH

Võ Khánh An, sinh viên trường ĐH Công nghệ -Thông tin (ĐHQG TP.HCM) - Ảnh: HỮU HẠNH

Bạn Võ Khánh An - Trường Đại học Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM) - cho rằng việc áp dụng lương theo bậc, theo thâm niên của hệ thống lương dành cho cán bộ, viên chức chưa hợp lý với các sinh viên xuất sắc được tuyển dụng; cần phải có cơ chế lương để có thể khuyến khích, thu hút các bạn trẻ vào làm việc.

Là sinh viên ngành trí tuệ nhân tạo, An cũng mong muốn thành phố khi tuyển dụng sinh viên xuất sắc có các chương trình để người trẻ có thể đào sâu học tập, nghiên cứu ở những quốc gia phát triển.

TP cần nhiều nhân lực trẻ có trí tuệ, khát vọng, hoài bão

Ông Nguyễn Văn Hiếu, phó bí thư Thành Ủy TP.HCM phát biểu tổng kết - Ảnh: THANH HIỆP

Ông Nguyễn Văn Hiếu, phó bí thư Thành Ủy TP.HCM phát biểu tổng kết - Ảnh: THANH HIỆP

Phát biểu kết luận tại chương trình, ông Nguyễn Văn Hiếu - phó bí thư Thành ủy TP.HCM  chia sẻ với các bạn trẻ những định hướng lớn của thành phố, trong đó có mục tiêu phát triển thành phố tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2045.

Theo đó, tầm nhìn đến năm 2030, TP.HCM được định hướng là thành phố dịch vụ - công nghiệp, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học công nghệ của cả nước.

Tầm nhìn đến 2045, TP.HCM sẽ phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu.

“Để hoàn thành mục tiêu đó, rất cần nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trẻ có trí tuệ, khát vọng, hoài bão. Do đó, các bạn trẻ phải chủ động học tập, nghiên cứu, trang bị ngoại ngữ, các kỹ năng trong thời đại số”, ông cho hay.

Ông yêu cầu các sở, ngành tham gia ghi nhận cụ thể những ý kiến, đề xuất của các bạn trẻ, xây dựng thành kế hoạch, phương án theo lĩnh vực phụ trách để tham mưu cho thành phố triển khai, thực hiện.

Nêu ra những vấn đề cấp bách mà thành phố đang đối mặt như hạ tầng, giao thông, môi trường, cải cách hành chính, ông Hiếu cũng đặt hàng các sinh viên có những hiến kế, giải pháp cụ thể “để cùng thành phố giải quyết vấn đề”.

Đối thoại với Thủ tướng: Làm sao để bạn trẻ mua được nhà ở?Đối thoại với Thủ tướng: Làm sao để bạn trẻ mua được nhà ở?

Sáng nay 22-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên Việt Nam với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp