29/05/2024 16:52 GMT+7

Lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc: ‘Thời bất động sản lùa gà vào chuồng đã hết’

Đó là chia sẻ của bà Dương Thanh Thủy - phó chủ tịch Tập đoàn Trung Thủy - khi nhận định về thị trường bất động sản và những thay đổi của các luật đến thị trường địa ốc.

Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang Công ty Lộc Phúc tổ chức “sàn giao dịch” mua bán đất tại dự án "ma” ở xã An Viễn, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) - Ảnh: Công an cung cấp

Công an tỉnh Đồng Nai bắt quả tang Công ty Lộc Phúc tổ chức “sàn giao dịch” mua bán đất tại dự án "ma” ở xã An Viễn, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) - Ảnh: Công an cung cấp

Bà Dương Thanh Thủy - phó chủ tịch Tập đoàn Trung Thủy, một doanh nghiệp bất động sản có lịch sử 40 năm - đã rút ruột chia sẻ những góc khuất về thị trường địa ốc tại diễn đàn Tài chính - Bất động sản năm 2024, do tạp chí Kinh Tế Sài Gòn tổ chức ngày 29-5.

Nói thẳng về thị trường bất động sản

Trước hàng loạt lãnh đạo các doanh nghiệp địa ốc và các nhà hoạch định chính sách, bà Thủy cho hay nhiều doanh nghiệp địa ốc gặp muôn vàn khó khăn vì "ngủ hôm nay không biết sáng mai thức dậy còn ở nhà không", ngày mai không biết có tiền trả lãi ngân hàng hay không.

Theo bà Thủy, những hệ lụy của thị trường bất động sản hiện nay nếu chỉ nói về mặt Nhà nước là không đúng, mà các doanh nghiệp bất động sản cũng góp phần làm cho rắc rối lên.

Bà Thủy cho hay "thời điểm bất động sản lùa gà vào chuồng đã hết rồi" khi trước đây doanh nghiệp có dự án nhưng không cần biết có pháp lý hay không, chỉ ưu tiên lấy tiền của người mua. 

"Trước đây anh có dự án, anh không cần biết có pháp lý, anh bán, anh lấy tờ giấy anh đóng dấu đỏ, anh lấy tiền của người ta rồi xong. Nhiều khi anh giữ cái tờ giấy đỏ đó, anh có nghĩ rằng là mình có nghĩa vụ phải trả cái tờ giấy đỏ đó không? 

Chúng ta phải nói một điều rằng đừng nói về chính sách nhà nước không, mà bản thân chúng ta, những doanh nghiệp bất động sản cũng nhìn lại mình và tôi nghĩ rằng đây là thời điểm mà để thị trường sàng lọc", bà Thủy nói.

Bên cạnh đó, bà Thủy cho rằng chính sách nhà nước tác động rất lớn đến thị trường và doanh nghiệp bất động sản, điển hình là tại Trung Thủy. 

Bà Thủy kể tất cả các dự án do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư, không có dự án nào phát triển dưới 7 năm, có những dự án 10 năm, thậm chí 15 năm, hay có dự án bà đã dành 1/3 cuộc đời để theo đuổi. 

Làm thế nào để giảm giá bất động sản?

Bà Dương Thanh Thủy (giữa) - phó chủ tịch Tập đoàn Trung Thủy - chia sẻ với các doanh nghiệp tại diễn đàn - Ảnh: NGỌC HIỂN

Bà Dương Thanh Thủy (giữa) - phó chủ tịch Tập đoàn Trung Thủy - chia sẻ với các doanh nghiệp tại diễn đàn - Ảnh: NGỌC HIỂN

Lãnh đạo Tập đoàn Trung Thủy cho hay doanh nghiệp có dự án đã xây lên tầng 40, đã cất nóc nhưng chưa đủ điều kiện bán hàng. "Chúng tôi nộp hồ sơ lên, 8 năm trời ròng rã không ai định giá cho chúng tôi", bà Thủy nói.

Liên quan đến giá bất động sản bị đẩy lên quá cao, bà Thủy cho rằng cần phải "nhìn thẳng vào sự thật", trong cơ cấu hình thành nên giá một sản phẩm bất động sản, tiền sử dụng đất đã chiếm 40-50%, còn tiền xây dựng có "dát vàng vô đó" cũng không đến 25-30 triệu đồng/m² sàn.

Tuy nhiên, bà Thủy cho hay nếu pháp lý càng kéo dài, chi phí lãi vay càng đội lên, miếng đất mua 1 tỉ đồng, nhưng 10 năm mới xong pháp lý thì chi phí lên 2 tỉ đồng. 

"Ví dụ dự án của chúng tôi vào năm 2018 tính tiền sử dụng đất là 1.600 tỉ đồng, kéo lên tới bây giờ lên 3.800 tỉ, tôi không biết sang năm có lên 5.000-6.000 tỉ đồng hay không", bà Thủy kể.

Để kéo giảm giá bất động sản, bà Thủy cho rằng thứ nhất là phải xem lại khâu định giá đất và thứ hai là giải quyết vấn đề pháp lý.

Còn về doanh nghiệp, bà Thủy khuyên "phải bình tĩnh lại, làm cho đúng chức năng của mình và có trách nhiệm với cộng đồng, đừng làm cho thị trường xấu đi".

Tín dụng vào bất động sản khởi sắc

Ông Nguyễn Đức Lệnh - phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM - cho hay tính đến cuối tháng 4-2024, tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn TP.HCM đạt khoảng 981.500 tỉ đồng, chiếm khoảng 33% tổng dư nợ tín dụng bất động sản cả nước và tăng 1,61% so với cuối năm 2023.

Theo ông Lệnh, điểm nổi bật của tín dụng lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM trong các tháng vừa qua là gắn liền với những chuyển biến tích cực thực tế từ các phân khúc thị trường và sự phục hồi của từng loại hình bất động sản.

Trong đó, với mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp, hoạt động cho vay mua nhà để ở, xây và sửa chữa nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất để xây nhà ở… được nhiều ngân hàng chú trọng. Điều này khiến tỉ trọng các khoản vay bất động sản với mục đích sử dụng chiếm tới 68% tổng dư nợ cho vay bất động sản tại TP.HCM 4 tháng vừa qua.

Các ông lớn địa ốc dự đoán thị trường bất động sản sẽ phục hồi?Các ông lớn địa ốc dự đoán thị trường bất động sản sẽ phục hồi?

Lãnh đạo của các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Việt Nam đều nhận định thị trường địa ốc sẽ phục hồi song không thể nhanh như kỳ vọng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp