18/03/2024 19:29 GMT+7

Làng thông minh ở Đồng Tháp trước dịch COVID-19 bây giờ ra sao?

Chiều 18-3, bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp khảo sát tình hình thực hiện dự án làng thông minh, nơi nông dân theo dõi xoài ra bông, thời tiết trên các ứng dụng thông minh, tưới tiêu tự động...

Hệ thống quan trắc môi trường được lắp đặt thí điểm tại Tâm Quê hội quán - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Hệ thống quan trắc môi trường được lắp đặt thí điểm tại Tâm Quê hội quán - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Làng thông minh phát triển từ hội quán nông dân tại Đồng Tháp, là đề tài nghiên cứu khoa học do Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp triển khai tại Tâm Quê hội quán và Thuận Tân hội quán (xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh). 

Tổng kinh phí thực hiện 15,9 tỉ đồng từ nguồn ngân sách trung ương và của tỉnh.

PGS.TS Thoại Nam - chủ nhiệm đề tài Làng thông minh - cho biết đến nay các công việc của đề tài đã cơ bản hoàn thành 95%, công việc còn lại gồm tập huấn, hướng dẫn sử dụng, tổ chức các hội thảo báo cáo kết quả, tiến hành đánh giá và bàn giao các mô hình. 

Trong đó có khó khăn về kinh phí trung ương phê quyệt chậm ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu đề tài.

"Hiện nay các thiết bị và cơ sở dữ liệu của làng thông minh đã cơ bản hoàn thiện. Cổng thông tin điện tử tại địa chỉ truy cập "langthongminh.net"; 4 hệ thống quan trắc môi trường; 14 camera giám sát tại các vị trí quan trọng; 1 hệ thống tưới tự động; 60 trụ đèn chiếu sáng thông minh; 100 máy giám sát điện, nước thông minh", ông Nam nói.

Ông Lê Quốc Phong - bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp (bìa trái) - khảo sát hệ thống tưới nước thông minh vận hành bằng cảm biến trên ứng dụng điện thoại tại Tâm Quê hội quán tưới nước cho 0,5ha xoài - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ông Lê Quốc Phong - bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp (bìa trái) - khảo sát hệ thống tưới nước thông minh vận hành bằng cảm biến trên ứng dụng điện thoại tại Tâm Quê hội quán tưới nước cho 0,5ha xoài - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Ông Lê Quốc Phong - bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - mong chính quyền địa phương dồn sức vận hành làng thông minh, tạo ra khác biệt, đặc trưng để khách đến tham quan có trải nghiệm khác biệt như đường truyền thông tin nhanh, thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, quan trắc môi trường.

"Mô hình phải "sống" được, vận hành hiệu quả, thể hiện đặc trưng các hoạt động sản xuất nông nghiệp thông minh, xử lý dữ liệu liên quan đến nông nghiệp, dữ liệu nông sản chất lượng cao, từ đó hình thành các dịch vụ tăng thu nhập cho người dân", ông Phong nói.

Ông Đặng Văn Những - 71 tuổi, chủ nhiệm Tâm Quê hội quán - cho biết hội quán đã đưa vào vận hành hệ thống tưới nước tự động và hệ thống quan trắc môi trường hơn 3 năm nay, được nhiều đơn vị và du khách từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến tham quan.

"Những hệ thống thông minh này mình điều khiển hoàn toàn trên điện thoại cảm ứng, nhanh chóng. Mình có thể theo dõi thời tiết, đoán trước nắng, mưa nhằm phòng ngừa hạn chế hư bông, trái trên cây xoài", ông Những nói thêm.

Sinh viên miền Tây làm hệ thống tưới tiêu thông minhSinh viên miền Tây làm hệ thống tưới tiêu thông minh

TTO - Sản phẩm hệ thống tưới tiêu thông minh trồng rau kết hợp nuôi cá của nhóm sinh viên Đại học Cần Thơ vừa giành giải nhất cuộc thi ‘Từ sáng tạo đến thị trường’ (MEP) do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tổ chức.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp