20/01/2007 20:13 GMT+7

Lặng lẽ Bạc Liêu

Bài và ảnh: HỒNG VÂN
Bài và ảnh: HỒNG VÂN

TTO - “Bên nước ngọt, biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi; dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu…” những mô tả về xứ Bạc Liêu trong bài Bạc Liêu hoài cổ của Thanh Sơn là ấn tượng của nhiều lắm – những con người chưa về vùng đất biển phù sa này.

i4ag0tXD.jpgPhóng to
Tung tăng trước khu lăng mô trong chùa Xiêm Cán
TTO - “Bên nước ngọt, biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi; dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu…” những mô tả về xứ Bạc Liêu trong bài Bạc Liêu hoài cổ của Thanh Sơn là ấn tượng của nhiều lắm – những con người chưa về vùng đất biển phù sa này.

Bây giờ quê hương công tử Bạc Liêu sao mà lặng lẽ. Thắng cảnh ít ỏi, hoang sơ, ngành du lịch không để lại chút dấu ấn “pro” nào vậy mà vẫn lưu luyến đến quặn lòng…

Về Bạc Liêu danh tiếng

Bạc Liêu đón tôi bằng cơn mưa dầm dề ngày cuối tuần. Ánh nắng không đủ sức rẽ tầng mây xám xịt cho ngày chút sắc vàng. Chuyến balô một mình của tôi hướng về chùa Xiêm Cán – ngôi chùa được coi là đẹp nhất của Bạc Liêu và đã tồn tại hơn một thế kỉ.

iHLNUmCo.jpgPhóng to
Nhiều trẻ em Khmer còn đi bắt cá phụ gia đình
Nằm đối diện với con đường chạy ra biển, dẫn các trang trại nuôi tôm mênh mông của dân Bạc Liêu là chùa Xiêm Cán – ngôi chùa, cũng là ngôi trường của người Khmer - dân tộc sống khá đông ở Xã Vĩnh Trạch Đông. Vừa qua lễ Ok Om Bok được tổ chức vào ngày trăng rằm tháng 10 âm lịch hàng năm – Lễ hội được coi là quan trọng nhất trong ba lễ: Chol Thnăm Thmây, Đôn Ta, Ok Om Bok của người Khmer nhưng ngôi chùa chẳng còn chút dư âm của ngày tết.

Lễ hội Ok Om Bok diễn ra vào thời điểm chuyển dần từ mùa mưa sang mùa khô, mùa màng nông nghiệp bắt đầu cho thu hoạch, trong đó có nếp mới. Theo truyền thuyết, để ghi nhớ công ơn của Thần Mặt trăng - vị thần điều động mùa màng trong năm, người Khmer lấy nếp mới thu hoạch giã thành cốm dẹp để cúng trăng và tiến hành các nghi thức tạ ơn Thần mặt trăng và tiễn đưa thần nước.

Bước 17 bậc thang của chùa Xiêm Cán để vào trong chánh điện, còn gọi là Sala theo tiếng Khmer, một mình tôi ngẩn ngơ giữa chốn tôn nghiêm. Không có nhang khói nghi ngút như những ngôi chùa nổi tiếng khác, xung quanh tôi, bốn bức tường và nóc chánh điện đầy tranh vẽ về quá trình tu hành khắc khổ của Đức Phật Thích Ca qua vô lượng kiếp mới đạt thành. Ánh sáng của một ngày mưa âm u lọt vào chánh điện. Nơi đây, các sư cả đã tu tập cả đời, nghe những bi ai của cõi trần, thấu chữ từ bi, dạy chúng sinh năm điều quan trọng của đời người và cuộc sống là: sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh, trí tuệ.

Bác Sáu, một người sinh ra và lớn lên ở Bạc Liêu giải thích: Đối với người Khmer, ngôi chùa vừa là chốn linh thiêng vừa là trường học, là mái nhà chung che chở và đùm bọc về tinh thần và trí tuệ cho người dân, là nơi hội tụ cả văn hóa và tâm linh của người Khmer. Gần gũi và quan trọng như vậy nên chùa còn là sân chơi cho trẻ em. Trẻ em Khmer vẫn thường tung tăng vui đùa ở khu vực các lăng mộ trong khuôn viên chùa Xiêm Cán mà chẳng bao giờ bị cá sư cả la rầy. Đây cũng là sân chơi duy nhất cho trẻ em của xã.

Ai đến Bạc Liêu cũng phải đi hết một ngày khu vườn nhãn, ra ngắm biển bồi. Ngắm chứ không tắm bởi biển phù sa – không trong mà luôn đục và sình. Kế đó là đến Khách sạn Công tử Bạc Liêu nằm ngay bờ sông trong thị xã uống nước, tham quan hoặc thuê phòng nghỉ lại.

6jFwvXlt.jpgPhóng to
Khách sạn Công tử Bạc Liêu
Dấu ấn một thời vàng son của Bạc Liêu – xứ công tử nằm ngay bên bờ sông lớn. Dinh thự của gia đình Đại Điền chủ lớn nhất Bạc Liêu Trần Trinh Trạch – cha Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, hoàn thành năm 1919 nay dẫu rêu phong vẫn uy nghi. Hai tòa nhà này ngày nay là dĩ vãng một thời vàng son trong so sánh với những tòa nhà bề thế sinh sau đẻ muộn khác ở xung quanh. Nền đường đã được tôn cao nên tòa nhà như thấp xuống.

Nhà ở của Đại điền chủ Trần Trinh Trạch nay là khách sạn, nhà hàng phục vụ du khách. Nhiều nhà chòi mới được cất thêm trong khuôn viên “tư gia Công tử Bạc Liêu” làm chỗ ăn, uống cà phê. Ở Bạc Liêu có hai Đại điền chủ người Việt, một ông chăm chỉ làm ăn, một ông ăn chơi mát trời nhưng người ta chỉ nhớ đến cậu Ba Huy với những huyền thoại nức tiếng: đi vũ trường bằng sáu chiếc xe lôi: chiếc chở gây, chiếc chở nón… là người mua báy lái đi thăm đồng đầu tiên ở Đông Dương, là công tử ăn chơi “số dzách”… sẵn sàng “đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu”.

Thương quá Bạc Liêu

Dù đi xa trăm hướng nhưng nỗi hoài hương vẫn vang vọng bên lòng những người con đất Bạc Liêu. Tôi nghĩ, đó là tại con ba khía, tại con cá chốt, tại dưa bồn bồn... Ba khía của xứ này cứ tự nhiên mà sinh sôi. Món ăn nhà nghèo mà đi vào nỗi nhớ, trở thành nỗi thèm của biết bao con người. Thương hải tang điền, có ai ngờ bồn bồn năm xưa bỏ ngổn ngang trên bờ ruộng mà nay thành quà biếu trang trọng. Món ăn quê của người Bạc Liêu thành đặc sản hớp hồn biết bao du khách. Ba khía, cá chốt kho chấm dưa bồn bồn có mặt ở quán cơm bình dân cho đến nhà hàng sang trọng. Giá từ vài ngàn đến mấy chục ngàn chỉ do một cái chỗ ngồi.

Còn những người không phải sinh sống ở Bạc Liêu như đám du khách bụi chúng tôi không hiểu sao chưa về, chưa xa mà đã nghe trong lòng ngẩn ngơ, thương nhớ Bạc Liêu nhiều đến kì lạ. Đâu chỉ bởi dưa bồn bồn, nồi kho hay tô ba khía trộn. Lưu luyến nhất là bởi tình người. Ngẫm lại, ông Trần Phước Thuận, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu khẳng định: “Bây giờ, đừng hiểu cụm từ “công tử Bạc Liêu” là ăn chơi vô độ. Khái niệm này theo thời gian tượng trưng cho tính cách phóng khoáng, mến khách Nam bộ” chẳng sai chút nào.

Người khách phương xa nào mà không thấy ấm lòng khi được ông Sáu bỏ một ngày chủ nhật chở đi dưới thời tiết lúc mưa, lúc nắng khám phá Bạc Liêu. Đi uống nước cam ở dinh thự xưa Công tử. Tấm lòng của người Bạc Liêu rộng rãi ở chỗ: khi trước mùa khai giảng, ông Sáu bí mật đi mua đồng phục, mua sách vở, động viên từng trẻ em người Khmer chịu đi học và kiên trì bám lớp, bám trường.

“Giống như là mướn đi học vậy, nhưng có mướn cũng phải làm”, ông quả quyết. Tâm nguyện của ông là ở xã Vĩnh Trạch Đông, con em nhà ai muốn học và có thể đi học, ông sẽ tài trợ mọi chi phí, cao mấy cũng được. Vậy mà tìm không ra một người leo đến cấp ba, vào đại học. Buồn làm sao.

Và tôi đã thấy những gia đình Khmer con cái nhỏ nhít sắp một hàng cao dần đều. Dù là con trai hay con gái, tất cả đều có điểm giống nhau: đen đúa, quần áo lấm bùn, nhiều em chỉ mặc quần chứ không mặc áo, từng đám tóc bết vào nhau bởi nước phèn, nước mặn…

Tại xã Vĩnh Trạch Đông – xã nghèo nhất thị xã Bạc Liêu, nơi chủ yếu là người Khmer sinh sống, trẻ em biết đi coi như là đã biết vào đời. Chuyện sinh tồn ở tuổi lên năm lên ba đơn giản lắm: ngày ngày ra biển với một cái lon sữa bò rỉ sét, một hũ chao, bắt cua biển con bỏ vào hũ rồi đem bán cho các trại giống. Bóng dáng những đứa trẻ lấm lem cúi đầu đi ngoài biển bồi làm thắt trái tim tôi. Một con cua chỉ có 1.000đ, mỗi ngày kiến chừng 5.000đ, 10.000đ là việc bắt cua đủ say mê với trẻ em và cha mẹ chúng hơn là trường học.

Theo con đường chạy men theo biển bồi, tại khu Nhà Mát, không xa xã Vĩnh Trạch Đông tuy bây giờ còn hoang sơ nhưng đã có một dự án du lịch tầm cỡ “treo” sẵn mấy năm qua. Người ta dự tính sẽ khai thác vùng biển phù sa này. Sẽ có hồ tắm nước mặn, hồ tắm nước ngọt, có nhà hàng nổi… Mong sao khu du lịch này sẽ đem lại cơm áo cho người dân nơi đây để đừng có cảnh quá cách biệt: bao vây bên ngoài khu du lịch sang trọng – nơi người ta đến để nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống là những mảnh đời lầm than, vất vả kiếm cái ăn.

Bài và ảnh: HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp