18/05/2021 09:53 GMT+7

Lần đầu xếp hạng chỉ số ảnh hưởng của các tạp chí khoa học Việt Nam

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Kết quả được công bố hai năm một lần. Năm nay là lần đầu tiên nhóm nghiên cứu đánh giá theo chỉ số ảnh hưởng (Impact factor - IF) và chỉ số H-index theo thông lệ quốc tế.

Lần đầu xếp hạng chỉ số ảnh hưởng của các tạp chí khoa học Việt Nam - Ảnh 1.

Sinh viên nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Hà Nội - Ảnh: H.N.

Công trình do hệ thống Vietnam Citation Gateway của GS Nguyễn Hữu Đức, TS Võ Đình Hiếu và NCS Phan Hải ở ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện, được công bố vào dịp kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam (18-5).

GS Nguyễn Hữu Đức - nguyên phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội - cho biết chỉ số ảnh hưởng (IF) được tính qua số trích dẫn trong năm 2020 của bài báo xuất bản trong 5 năm (2015-2019).

Các trích dẫn được thu thập từ nguồn Google Scholar, thường là cao hơn tổng số trích dẫn từ nguồn Web of Science và Scopus.

Theo đó, trong số 83 tạp chí xem xét đưa vào hệ thống Vcgate và được đánh giá, có 72 tạp chí đã có chỉ số ảnh hưởng, 42 chỉ số có IF > 0.1; 12 tạp chí có IF > 0,5 và 6 tạp chí có IF > 1,0.

Tạp chí Journal of Science: Advanced Materials and Devices của ĐH Quốc gia Hà Nội có chỉ số ảnh hưởng cao nhất (IF = 5.921).

GS Nguyễn Hữu Đức cho biết kết quả cho thấy bên cạnh các tạp chí có yếu tố quốc tế, một số tạp chí khoa học của Việt Nam xuất bản hoàn toàn bằng nội lực, nhưng đã nhận được chỉ số IF rất đáng khích lệ.

"Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, chất lượng các tạp chí của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập, còn xa với nhóm cuối cùng Q4 của các tạp chí quốc tế rất xa", ông Đức nói.

Lần đầu xếp hạng chỉ số ảnh hưởng của các tạp chí khoa học Việt Nam - Ảnh 2.

Bảng xếp hạng các tạp chí khoa học Việt Nam theo chỉ số IF - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ngoài ra, năm nay nhóm nghiên cứu cũng công bố kết quả khảo sát chỉ số H-index của các tạp chí. Chỉ số này đánh giá mức độ tích hợp giữa năng suất công bố (số lượng) và chất lượng (số trích dẫn).

Theo đó, tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology của Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam có chỉ số cao nhất (H-index = 53).

Chỉ 19,1% tạp chí khoa học được số hóa

Theo nhóm nghiên cứu, Việt Nam hiện có trên 600 tạp chí khoa học, chỉ tính riêng trong hệ thống tạp chí được Hội đồng giáo sư nhà nước tính điểm đã có hơn 400 tạp chí.

Trong đó, mới có 1 tạp chí được chỉ mục trong CSDL SCIE (Science Citation Index Expansed) và 6 tạp chí thuộc ESCI (Emerging Sources Citation Index) của Web of Sciences; 8 tạp chí Scopus và 18 tạp chí được chỉ mục trong CSDL của ACI (Asean Citation Index).

"Đây là những con số hết sức khiêm tốn so với cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á", nhóm nghiên cứu nhận xét.

Về tình trạng số hóa, mới có khoảng 115/600 tạp chí, khoảng 19,1%, xuất bản trực tuyến, trong đó chỉ có 83 tạp chí có website tương đối chuẩn hóa, tương thích với các cơ sở dữ liệu quốc tế và được chỉ mục trong hệ thống.

GS Nguyễn Hữu Đức phân tích, định dạng và quy cách trình bày của nhiều tạp chí khoa học ở Việt Nam tùy tiện, chưa thống nhất, không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, các ban biên tập và công trình công bố chưa đảm bảo tính đa dạng quốc tế, kể cả mức độ quốc gia. Quy trình bình duyệt chưa rõ ràng và minh bạch. Đặc biệt, chưa có chủ trương khuyến khích đánh giá chất lượng tạp chí theo định lượng và thông lệ quốc tế.

Tạp chí khoa học thứ 6 của Việt Nam được SCOPUS chấp nhận dữ liệu Tạp chí khoa học thứ 6 của Việt Nam được SCOPUS chấp nhận dữ liệu

TTO - Tạp chí Khoa học máy tính Việt Nam (Vietnam Journal of Computer Science - VJCS) vừa chính thức được chấp nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu SCOPUS.

TRỌNG NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp