Trong số những văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân văn giai phẩm, Phùng Cung (1928-1997) có vẻ là cái tên được ít người biết đến, song ông lại chính là người phải chịu "cái án văn chương" nghiệt ngã nhất.
Tham gia công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc từ năm 1949, mới là cây viết trẻ chân ướt chân ráo trình làng với truyện ngắn Con ngựa già của Chúa Trịnh đăng trên báo Nhân Văn năm 1956, ông đã bị đình chỉ công tác và phải tập trung cải tạo suốt 12 năm trời - tròn một con giáp đời người - ở khắp các nhà tù Hỏa Lò, Bất Bạt, Yên Bái, Phong Quang... Sau 12 năm bị bắt giam không có án, năm 1973 ông được ra tù. Sau khi được phóng thích, ông sinh sống bằng nghề làm đinh và vẫn âm thầm làm thơ.
Tác phẩm của ông không nhiều, chỉ có sáu truyện ngắn và một tập thơ Xem đêm (ra mắt lần đầu năm 1995, vừa được Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn ấn hành năm 2011), nhưng các đồng nghiệp đều coi ông là một nhà thơ cách tân bậc thầy. Cả Nguyễn Hữu Ðang, Hoàng Cầm và Phùng Quán đều nồng nhiệt ca ngợi Phùng Cung.
Buổi tọa đàm còn có các diễn giả Phạm Toàn, Phạm Xuân Nguyên và Nguyễn Thụy Kha.
THU HÀ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận