17/04/2024 15:51 GMT+7

Lần đầu tiên tổ chức lễ hội 100 năm cây dừa sáp tại Trà Vinh

Dừa sáp là một loại trái cây đặc sản của Trà Vinh, việc tổ chức Festival 100 năm cây dừa sáp riêng nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc, và quyết tâm đưa các sản phẩm từ loại trái cây này ra thị trường thế giới.

Nhà vườn Cao Văn Lùng (bên trái) ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè giới thiệu quả dừa sáp với du khách - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Nhà vườn Cao Văn Lùng (bên trái) ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè giới thiệu quả dừa sáp với du khách - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Ngày 17-4, thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết nhằm giới thiệu, quảng bá đến du khách những hình ảnh về quê hương Cầu Kè, các tiềm năng du lịch của huyện, đặc biệt là trái cây ngon của Cầu Kè đến với du khách, nhất là sản phẩm dừa sáp, UBND tỉnh sẽ tổ chức Festival 100 năm cây dừa sáp vào cuối tháng 8-2024.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh sẽ phối hợp với UBND huyện Cầu Kè - địa phương có diện tích dừa sáp lớn nhất tỉnh - để tổ chức. Đây là lần đầu tiên, trái dừa sáp Trà Vinh vốn nổi tiếng về độ ngon, lạ có lễ hội riêng.

Trà Vinh là tỉnh có diện tích dừa đứng thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu Long (sau Bến Tre), với gần 27.400ha, sản lượng hằng năm khoảng 444 triệu quả, trong đó có hơn 752ha dừa sáp (tập trung nhiều nhất ở huyện Cầu Kè).

Lễ hội dừa sáp nhằm tôn vinh những giá trị đặc sắc của dừa sáp Trà Vinh và nỗ lực đưa các sản phẩm chế biến từ dừa sáp ra thị trường thế giới. Qua đó, nâng cao ý thức xây dựng, giữ gìn và phát triển thương hiệu cũng như phát huy nội lực trong toàn tỉnh.

Sự kiện còn tạo điều kiện giao thương hàng hóa, kết nối cung cầu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện Cầu Kè nói riêng và tỉnh Trà Vinh nói chung.

Lễ hội sẽ có cuộc thi chế biến 100 món ăn ngon từ dừa sáp (dự kiến xác lập kỷ lục Việt Nam), hội thảo về thực trạng và tiềm năng dừa sáp bản địa Cầu Kè, hoạt động trưng bày trái cây ngon, tọa đàm du lịch Cầu Kè - tiềm năng ven sông Hậu, hội chợ thương mại, các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian…

Sự kiện quy mô cấp tỉnh này còn kết hợp với việc tổ chức Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè. Trong dịp này sẽ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Dừa sáp được trồng nhiều ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh vì hợp thổ nhưỡng. Điều đặc biệt, không phải cây dừa sáp nào cũng cho trái dừa có sáp và trong một buồng dừa không phải trái nào cũng có sáp. Vì thế, giá trị của dừa sáp luôn vượt mặt những loại dừa khác gấp bội.

Dừa sáp hay còn gọi là dừa đặc ruột, dừa kem..., không có nước cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái dừa thường, nước dừa đặc lại trong veo như sương sa. Bên trong trái dừa chứa phần cơm dừa đặc quánh thì mới đạt chuẩn cao nhất. Nếu có nước thì sẽ rất ít và loại nước này phải sền sệt, có vị thanh ngọt, là đặc sản duy nhất chỉ có ở tỉnh Trà Vinh.

Trước nay, người ta vẫn dùng phần cơm dừa sáp để xay với đường, sữa hay cho thêm sầu riêng, ca cao để sử dụng như sinh tố, hoặc phần cơm dừa này có thể ăn trực tiếp.

Vườn dừa sáp Ba Thúy (huyện Cầu Kè) chế biến dừa sáp phục vụ du khách - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Vườn dừa sáp Ba Thúy (huyện Cầu Kè) chế biến dừa sáp phục vụ du khách - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Dừa sáp không có nước như bình thường, cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái dừa thường, phần nước dừa đặc lại trong veo như sương sa - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Dừa sáp không có nước như bình thường, cơm dừa dày, mềm dẻo và béo hơn trái dừa thường, phần nước dừa đặc lại trong veo như sương sa - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Kể chuyện cây trái miền tây - Kỳ 4:  Kể chuyện cây trái miền tây - Kỳ 4: 'Trời cho' dừa sáp Cầu Kè

TTO - Nói đến dừa, người ta thường nghĩ ngay đến Bến Tre, nhưng ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, Trà Vinh lại được thiên nhiên ưu đãi giống dừa sáp đặc biệt có giá cao gấp cả chục lần các giống dừa khác...

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp