Đây là một ca phẫu thuật có sự tham gia của nhiều chuyên gia từ các quốc gia trên thế giới.
Phóng to |
Trước tiên, các nhà khoa học Anh tạo ra một “bản sao” ống khí quản nhân tạo bằng vật liệu nanocomposite (một loại polyme tựa như nhựa) bằng kích thước khí quản của bệnh nhân 36 tuổi bị ung thư khí quản.
Khí quản nhân tạo sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đại học y dược Karolinska ở Thụy Điển. Tại đây, các nhà khoa học cấy tế bào gốc của bệnh nhân vào khí quản nhân tạo trước khi tiến hành phẫu thuật.
Giáo sư người Ý Paolo Macchiarini, đứng đầu ê kíp mổ, cùng các chuyên gia ở Thụy Điển, tiến hành mổ bỏ khí quản bị hư hại do ung thư và ghép khí quản nhân tạo cho một bệnh nhân.
Bệnh nhân bị ung thư khí quản có nguy cơ tử vong cao không có người hiến tạng, nay đã được phẫu thuật ghép khí quản nhân tạo hồi phục hồi tốt, không có dấu hiệu đào thải sau ca phẫu thuật và xuất viện vào ngày 8-7.
Kỹ thuật nuôi tạo nội tạng từ tế bào gốc giúp ích cho bệnh nhân cần phẫu thuật ghép tạng vì bệnh nhân không cần phải đợi chờ người hiến tạng, và không có nguy cơ bị đào thải sau khi phẫu thuật vì khí quản nhân tạo có tế bào gốc của bệnh nhân.
Các nhà khoa học Anh cũng khẳng định rằng họ có thể tạo ra khí quản nhân tạo trong vòng 2 ngày.
Phóng to |
Phóng to |
Khí quản nhân tạo trong phòng mổ trước khi được ghép cho bệnh nhân - Ảnh: WTJ |
Giáo sư Macchiarini từng thực hiện thành công 10 ca phẫu thuật ghép khí quản từ người hiến tạng cho các bệnh nhân.
Trả lời phỏng vấn, Giáo sư Macchiarini cho biết ông hy vọng sẽ sử dụng kỹ thuật ghép khí quản nhân tạo để chữa trị cho một trẻ 9 tháng tuổi bị hư khí quản bẩm sinh ở Hàn Quốc.
Giáo sư Alexander Seifalian, thuộc Đại học London (Anh) dẫn đầu nhóm khoa học tạo ra khí quản nhân tạo cho biết: “Ca phẫu thuật này là một bước tiến mới cho ngành phẫu thuật ghép tạng thế giới vì lần đầu tiên một ống khí quản nhân tạo được tạo ra và được ghép thành công cho bệnh nhân”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận