13/08/2020 11:31 GMT+7

Lần đầu tiên 2 trường ĐH tuyển sinh giáo dục sẻ chia, giúp sinh viên giảm chi phí

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Năm nay, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và Trường ĐH Kiên Giang lần đầu tiên phối hợp tổ chức tuyển sinh giáo dục sẻ chia.

Lần đầu tiên 2 trường ĐH tuyển sinh giáo dục sẻ chia, giúp sinh viên giảm chi phí - Ảnh 1.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ thông tin tuyển sinh cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020 của báo Tuổi Trẻ - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác phối hợp tuyển sinh, đào tạo đại học sẻ chia trình độ đại học chính quy chương trình chuyển tiếp 2 giai đoạn (chương trình 2+2) giữa hai trường trên vừa diễn ra sáng nay 13-8.

Theo đó, thỏa thuận được áp dụng ngay từ kỳ tuyển sinh năm 2020. Chương trình phối hợp tuyển sinh, đào tạo chương trình 2+2 (2 năm học tại Trường ĐH Kiên Giang và 2 năm tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) tuyển 200 chỉ tiêu mỗi năm, áp dụng cho trình độ đại học chính quy các ngành của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (đã được Bộ GD-ĐT cấp phép) bao gồm: quản lý công nghiệp, kỹ thuật y sinh (điện tử y sinh), năng lượng tái tạo, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.

Về học phí: giai đoạn 1, sinh viên đóng học phí theo quy định của Trường ĐH Kiên Giang; giai đoạn 2, sinh viên đóng học phí theo quy định của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.

Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được nhận bằng do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cấp. Người học được tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang học theo các chương trình đào tạo của Trường ĐH Kiên Giang nếu có nguyện vọng.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, giáo dục sẻ chia giúp giảm chi phí đào tạo, tiến tới giảm học phí, giúp sinh viên tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian đi lại, dành thời gian trải nghiệm thực tế, đi làm thêm trang trải cuộc sống…

Hơn nữa, việc "sẻ chia" các nguồn lực trong giáo dục giúp các trường tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh tự chủ theo luật giáo dục ĐH mới sửa đổi, công nghệ thông tin tiên tiến cũng cho phép các trường chuyển đổi và công nhận tín chỉ mà sinh viên tích lũy một cách dễ dàng.

"Điểm chuẩn các ngành kỹ thuật thường khá cao. Với chương trình giáo dục đại học sẻ chia, người học đăng ký xét tuyển theo 2 phương thức: xét tuyển bằng điểm học bạ (theo đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 của Trường ĐH Kiên Giang) hoặc xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT.

Nếu trúng tuyển chương trình này 2 năm đầu học tại Kiên Giang và 2 năm cuối học ở TP.HCM. Chương trình này điểm chuẩn sẽ thấp hơn, tạo cơ hội cho học sinh tỉnh Kiên Giang yêu thích kỹ thuật được theo học nhóm ngành này" - thầy Dũng chia sẻ.

Học gì để được làm công ty nước ngoài? Học gì để được làm công ty nước ngoài?

TTO - Mối quan tâm của phần lớn trong số 2.500 thí sinh có mặt trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2020 tại Kiên Giang sáng qua 11-7 là học ngành gì và làm thế nào để có thể được làm việc cho các công ty nước ngoài.

TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp