10/11/2015 17:19 GMT+7

Lần đầu đi phượt cần nhớ sáu điều cốt tử

MỸ NƯƠNG - VÂN TRÚC
MỸ NƯƠNG - VÂN TRÚC

TTO - Phượt thủ 19 tuổi T.T. sinh viên năm thứ hai, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tử nạn trên cung đường phượt Y Tý (Lào Cai) vì bị xe tải chèn ép khiến dân mạng xôn xao.

Để có một hành trình thuận lợi, mỗi phượt thủ cần phải tự trang bị cho mình nhiều kĩ năng, để bản thân tránh được nhiều rủi ro nhất là lời khuyên của Th.S Trần Duy Minh (giảng viên bộ môn Du lịch, trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM), người có kinh nghiệm phượt trên nhiều cung đường khác nhau tại Việt Nam.

1. Cần xác định đúng hành trình cần đến

Từ đó, bạn mới có thể chinh phục hết những mục tiêu mà bạn đã đặt ra. Đặc biệt, bạn cũng phải tìm hiểu rõ những điểm tham quan du lịch tại nơi mình muốn đến. Ví dụ như khi  bạn muốn đến mũi cực Tây của Tổ quốc (A Pa Chải, Điện Biên), bạn phải được phép của bộ đội biên phòng, nhiều lúc bạn cần phải nhờ đến chính quyền hỗ trợ khi muốn tham quan những địa điểm đặc biệt.

2. Không chủ quan

Phải đọc kĩ thông tin liên quan đến địa điểm cần đến. Nếu bạn tra cứu thông tin càng kĩ bao nhiêu thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong chuyến đi của mình bấy nhiêu. Ngoài các thông tin về điểm đến, bạn còn phải tìm hiểu những dịch vụ tại đó, để không bị ảnh hưởng nhiều đến những kế hoạch của bản thân.

3. Sức khỏe là yêu cầu tối thiểu

Người tham gia đi phượt không nên ỷ lại vào sức khỏe cá nhân vì mỗi chuyến đi thông thường kéo dài từ vài ngày có khi là cả tháng, cho nên vấn đề về an toàn sức khỏe phải đặc biệt lưu ý.

4. Chọn người đồng hành phù hợp

Rất quan trọng. Đó phải là những người phù hợp có cùng chí hướng, chung đam mê, có thể chia sẻ, hiểu nhau trong suốt chuyến đi. Nếu chọn phượt một mình ở những cung đường nguy hiểm, bạn đang làm gia tăng sự rủi ro của bản thân. Khi đi cùng một nhóm, bạn sẽ có những người bạn hỗ trợ tận tình; nhất là khi chạy xe liên tục nhiều giờ. Sự đổi tài có thể giúp cho đầu óc bạn tỉnh táo, thoải mái hơn khi phải tập trung quá lâu khi chạy xe.

5. Chỉ mang những vật dụng thực sự cần thiết

Càng gọn nhẹ càng tốt. Quần áo tối giản nhất có thể, nhưng vẫn đủ để giữ ấm cơ thể. Các vật dụng cá nhân cũng không nên quá nhiều, vì quá cồng kềnh cũng sẽ tạo sự bất lợi khi chạy xe.

"Nếu là lần phượt đầu tiên, người đã từng đi có thể có kinh nghiệm, hỗ trợ lại cho bạn, bản thân có thể thực hiện được hay không, càng chuẩn bị kĩ lưỡng bạn càng có 1 chuyến đi đạt được mục tiêu, tránh được bị động. Điều kiện tài chính, mức độ an toàn, thời gian, thông tin càng kĩ càng có lợi cho bản thân mình, đưa ra kế hoạch cụ thể cho chuyến đi, hành trình đạt được mục tiêu" - ThS Minh nói.

6. Nên đi theo nhóm

Trường hợp bạn là người lần đầu đi phượt, chưa có kinh nghiệm, tốt nhất không nên chọn những tuyến đường quá nguy hiểm. Nên đi theo nhóm và làm theo sự chỉ dẫn của người đi đầu. 

Người dẫn đầu sẽ ra hiệu cho cả nhóm nên đi như thế nào bằng những động tác tay, nếu có thể nên hạn chế đi đêm ở những cung đường nguy hiểm. Lần đầu đi phượt thì không nên chạy nhanh, nhường nhịn xe lớn và  phải đảm bảo  được khoảng cách an toàn.

Khi đi theo nhóm, tùy theo độ khó cung đường mà nhóm phải có quy định cứ bao nhiêu km phải dừng lại để kiểm tra các thành viên.

ThS. Trần Duy Minh - Ảnh: Vân Trúc

Những vấn đề thường mắc phải khi phượt

Phượt là đi theo sở thích, đôi lúc các bạn quyết định đi ngay mà không suy nghĩ nhiều, không có nhiều thời gian để chuẩn bị. Khi gặp sự cố trên đường dễ rơi vào trạng thái lúng túng, ảnh hưởng đến người đi cùng.

Thích phượt, thích tìm đến chỗ lạ, bạn sẽ gặp phải tình trạng thiếu thông tin về điểm đến, các bạn không biết rõ tình hình dân cư, sinh hoạt, dịch vụ như thế nào và điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian của chuyến đi.

Đối với những lộ trình hay đi qua khu vực ít người, nhất là ở Tây Bắc. Đôi khi các phượt thủ sẽ gặp vấn đề xe cộ, xăng, những lỗi nhỏ về máy móc. Ở đó, bạn sẽ không tìm được ai giúp mình và cũng không thể trì hoãn chuyến đi của cả đoàn. Vì thế, bạn phải trang bị cho mình cả kĩ năng sửa xe, đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra.

Tùy địa hình, điểm đến, cần phải trang bị xe tốt, phanh an toàn, thiết bị bảo hộ cho mình để giảm thiệt hại đến sức khỏe khi không may xảy ra sự cố.

Chẳng hạn như phượt vùng cao (Tây Bắc - Hà Giang), địa hình vùng cao đường sá thường là đường đèo, rất hẹp, có nhiều góc khuất, cua gấp liên tục, người cầm lái nếu không làm chủ được tốc độ có thể xảy ra tai nạn. 

Trần Duy Minh

MỸ NƯƠNG - VÂN TRÚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp