Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, nhu cầu trong năm 2023 hơn 9 triệu m3. Những con số về nguồn cát tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không nhỏ nhưng có nơi đã giảm, có nơi chất lượng không phù hợp.
Đến nay các tỉnh mới có kế hoạch dự kiến cung cấp cho dự án khoảng 3 triệu m3 và đang trong quá trình làm thủ tục tăng công suất mỏ đang khai thác, mở mỏ mới. Trong khi dự án đã khởi công từ tháng 1-2023, đơn vị thi công đã sẵn sàng nhưng chưa có nguồn cát san lấp để đắp nền.
Trong tình hình thiếu vật liệu san lấp, chuyện này đã được dự đoán từ trước nhưng chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng cho công trình.
Thiếu nguồn cát ảnh hưởng lớn đến tiến độ không chỉ các công trình này mà còn các công trình khác trong khu vực. Và chưa biết sẽ chờ đợi trong bao lâu.
Việc này làm nản lòng các đơn vị thi công và các đơn vị có vốn đầu tư cầu đường cũng ngán ngại tham gia công trình ở vùng đất này.
Nền đất miền Tây Nam Bộ thấp trũng, ngập nước, dễ lún. Nhưng dự án lớn và quan trọng không thể cứ trì hoãn mãi vì lý do rất cũ.
Mong Bộ Giao thông vận tải và các bên liên quan có cách làm linh hoạt hơn. Đã thấy rõ cái khó cần có giải pháp gỡ khó nhanh nhất bởi càng kéo dài chi phí càng phát sinh, khó khăn gấp bội.
Nếu phát triển hệ thống đường giao thông như ở đồng bằng sông Hồng hiện nay thì khai thác cát sẽ tàn phá môi trường khủng khiếp.
Xây dựng đường giao thông trục chính ở Đồng bằng sông Cửu Long nên tính đến phương án "cầu cạn" như các đường trên cao ở đô thị. Giải pháp này không chỉ giảm nhu cầu vật liệu cát san lấp mà còn có sức chống chịu trong tương lai khi lún sụt đất gia tăng và nước biển dâng.
Bạn đọc Van - vantrinhcong56@...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận