Nhịp dầm số 3 cầu Ghềnh được cẩu lên sau cú va chạm với sà lan - Ảnh: Đức Trong |
Theo ông Hưng, sau sự cố sập cầu Ghềnh, ngành đường sắt đã khẩn trương triển khai các phương án khắc phục và phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) trục vớt cầu Ghềnh.
Hiện các đơn vị đã tập trung đầy đủ thiết bị máy móc với 10 mũi thi công, đồng thời sản xuất tại 3 xưởng tại Huế, Đà Nẵng và TP.HCM để đảm bảo công trình hoàn thành trước 30-6 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Cũng theo ông Hưng, đến nay TP Biên Hòa đã cơ bản bàn giao được mặt bằng để phục vụ việc thi công. Hiện nay còn hai trụ cầu gãy đôi nằm dưới sông, cách mực nước khoảng 7m đang được trục vớt.
Ông Trịnh Tuấn Liêm, giám đốc Sở GTVT Đồng Nai cho biết sau sự cố, Đồng Nai đã bố trí được gần 900 lượt chuyến xe, trung chuyển khoảng 39.000 lượt hành khách.
Sở này cũng đã cấp giấy phép đặc biệt cho các xe chở các toa tàu từ TP.HCM về các ga Hố Nai, Trảng Bom.
Trong vài ngày tới, tỉnh tiếp tục bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công dự án mở rộng hầm chui, cầu vượt đường sắt tại xã Hiệp Hòa và cầu Ghềnh mới.
Tại cuộc họp, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nói: “Đây là công trình thi công theo lệnh khẩn cấp của Thủ tướng Chính phủ và sẽ hoàn thành cuối tháng 6-2016. Do đó công tác thi công phải lập tiến độ chi tiết từng ngày từng tuần, bám sát công trường và báo cáo về Bộ GTVT để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh”.
Ông Đông cũng yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt VN, Ban Quản lý dự án phải khẩn trương kiện toàn công tác điều hành dự án. Trong quá trình thi công cầu Ghềnh mới phải tuyệt đối đảm bảo an toàn giao thông đường thủy, tuân thủ phương án đảm bảo an toàn trong thi công.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận