Hai ở Tu viện Danjo Garan trên ngọn núi thiêng Koya ở Nhật - ảnh: AFP
Theo AFP, viên luật sư cho biết thân chủ của ông yêu cầu được bồi thường 78.000 USD sau những tổn thất tinh thần đã trải qua.
Ngôi chùa ông tu nằm trên Núi Koya (Koyasan) - địa danh được công nhận Di sản Thế giới và là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của Phật giáo tại Nhật.
Nhà sư nói trên bắt đầu làm việc ở chùa từ năm 2008 và bị mắc chứng trầm cảm từ tháng 12-2015, theo luật sư Noritake Shirakura.
Làm sư khó lắm vì không có khung giờ làm việc nào cả. Anh phải lao động nhưng người ta bảo đó là tu hành, và nếu là tu hành anh phải chịu đựng cho dù anh có cực khổ bao nhiêu.
Luật sư Shirakura giải thích.
Hồi năm 2015, khi Koyasan tổ chức lễ kỷ niệm 1.200 năm, nhà sư này đã bị bắt làm việc liên tục 64 ngày để phục vụ lượng khách du lịch tăng đột biến. Có ngày ông phải làm quần quật suốt 17 giờ, từ việc linh tinh trong chùa cho đến tiếp khách.
Vụ án này được xem là khá hiếm trong lĩnh vực tôn giáo tại Nhật. Năm 2017, ngôi chùa Higashi Honganji nổi tiếng ở thành phố Kyoto phải công khai xin lỗi trước cáo buộc quấy rối nơi làm việc và không trả tiền làm thêm ngoài giờ.
Làm việc quá sức là một vấn đề lớn của xứ sở Mặt trời mọc. Thậm chí "chết vì làm quá sức" là một hiện tượng được công nhận và có hẳn một từ riêng trong tiếng Nhật - karoshi.
Một báo cáo công bố năm ngoái của Chính phủ Nhật thống kê được 191 trường hợp "karoshi" trong giai đoạn 12 tháng tính đến tháng 3-2017; và hơn 7% người lao động Nhật phải làm thêm ngoài giờ hơn 20 giờ mỗi tuần.
Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã giới thiệu một số cải cách nhằm khắc phục vấn nạn làm việc quá sức, nhưng gia đình những người đã qua đời vì công việc cho rằng các biện pháp vẫn chưa đâu vào đâu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận