Phóng to |
Uống thuốc tránh thai dễ bị ung thư?
Hoàn toàn không. Thuốc tránh thai chậm chí còn giảm nguy cơ này. Bằng chứng khoa học đã cho thấy sử dụng viên tránh thai liên tục làm giảm tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng và thậm chí cả ung thư tử cung, nó cũng chẳng ảnh hưởng gì tới ung thư vú.
Nguy cơ đông máu do dùng thuốc tránh thai là có thật?
Nguy cơ bị cục máu đông ở chân là 1/1000 với phụ nữ thường và 3/3000 với phụ nữ dùng viên tránh thai. Rõ ràng đó không phải là số nhiều để bạn lo lắng, trừ trường hợp bạn nghiện thuốc lá hoặc mắc chứng đau nửa đầu dữ dội không phải do chu kỳ.
Với vòng tránh thai có thể gây đau khi quan hệ và tăng nguy cơ lây nhiễm STD?
Không có chuyện đau đớn, điều này chỉ xảy ra khi cái vòng được đặt không chắc chắn trong tử cung. Đến bác sĩ đặt lại là ổn. Đó cũng không phải là nguyên nhân gây nhiễm STD. Chỉ khi bạn tình của bạn đã nhiễm bệnh và bạn quan hệ không an toàn thì điều đó mới xảy ra.
Tuy nhiên, nếu bạn bị nhiễm STD khi đang đặt vòng thì nguy cơ bạn bị viêm khung xương chậu rất cao. Cái vòng có thể đưa vi khuẩn vào sâu tới tận tử cung và ống dẫn trứng. Do đó, bác sĩ không khuyên những phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người dùng biện pháp này.
Nguy cơ mang thai ngoài ý muốn sẽ tăng nếu bỏ lỡ một viên thuốc?
Hoàn toàn không, đơn giản chỉ cần uống hai viên vào ngày tiếp theo. Nên uống thuốc tránh thai hàng ngày vào một giờ nhất định để có thể giảm bớt nguy cơ chảy máu bất thường và đảm bảo hiệu quả tránh thai cao. Khi dùng miếng dán tránh thai và bị rơi, hãy thay ngay miếng khác. Nếu quá hai ngày không dán, bạn nên thay hình thức tránh thai khác trong thời gian còn lại của chu kỳ.
Thuốc kháng sinh giảm hiệu quả của viên tránh thai?
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này tuy đã có những trường hợp cụ thể xảy ra. Thuốc kháng sinh duy nhất ảnh hưởng đến hiệu quả của viên tránh thai là rifampin, được dùng để điều trị lao phổi. Còn nếu bạn dùng kháng sinh thường xuyên, để điều trị trứng cá chẳng hạn, thì bạn có nguy cơ chảy máu bất thường cao hơn. Để giải quyết vấn đề này, nên chuyển sang loại thuốc tránh thai liều cao hơn.
Thuốc tránh thai làm tăng cân?
Hầu hết phụ nữ không lên cân khi dùng viên tránh thai. Có chăng thì đó cũng chỉ là sự tích nước và cùng lắm cũng chỉ tăng khoảng 0,9kg. Tuy nhiên, một số chị em thấy tăng cảm giác thèm ăn khi dùng thuốc. Có thể giải quyết bằng cách chuyển sang dùng một loại thuốc khác.
Có thể lấy màng ngăn tránh thai ra khỏi âm đạo sau khi quan hệ?
Nên giữ màng ngăn tránh thai trong người sau khi yêu chồng thêm khoảng 6-8 tiếng, thời gian cần thiết để chất diệt tinh trùng hoàn thành nhiệm vụ.
Cơ thể cần nghỉ ngơi không dùng các biện pháp tránh thai ít nhất một năm?
Không cần thiết, cho dù bạn dùng phương pháp tránh thai nào thì cơ thể cũng không đòi hỏi bạn phải ngừng ở một thời điểm nào đó.
Thuốc tránh thai có thể khiến phụ nữ khó có thai trở lại?
Sự thực là viên tránh thai không làm hại gì đến khả năng sinh sản của bạn hoặc gây nên những chu kỳ bất thường. Cũng không cần phải đợi một thời gian sau khi ngừng thuốc mới có thể thụ thai an toàn. Lý do các bác sĩ khuyên bạn nên ngừng dùng thuốc ba tháng trước khi thụ thai là chu kỳ của bạn cần khoảng thời gian đó để điều hòa. Tuy nhiên, không có gì nguy hiểm nếu bạn muốn có con sớm hơn.
Sử dụng viên tránh thai để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt là không an toàn?
Chuyện vớ vẩn. Các bác sĩ đã dùng biện pháp này để điều trị cho bệnh nhân của mình từ hàng thập kỷ nay. Trên thực tế, vì bạn không rụng trứng khi dùng thuốc nên chu kỳ mà bạn có khi đó là phản ứng của cơ thể với sự rút lui của hormone.
Mọi loại thuốc tránh thai đều như nhau, chỉ khác về liều lượng?
Tất cả các loại viên tránh thai sử dụng cùng loại estrogen nhưng khác nhau về công thức progesterone. Nếu bạn có vấn đề với một loại, chẳng hạn như chảy máu bất thường, đói ngấu nghiến hoặc mất cảm hứng yêu chồng, nên chuyển sang một nhãn hiệu khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận