Phóng to |
Phụ huynh ưu tư trước tấm bảng ghi các khoản đóng góp đầu năm học 2013-2014 ở Trường THCS Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) - Ảnh: H.Quang |
“Tất cả do cơ chế! Cơ chế đã tạo ra tình trạng lạm thu và cũng chính cơ chế khiến một số trường bị hàm oan lạm thu” - vị cán bộ khẳng định.
Không thể không lạm thu
Ông giải thích: “Tôi lấy ví dụ: các trường mầm non công lập hiện nay rất cần có bảo mẫu nhưng định biên không có nên nhiều trường muốn nâng chất lượng giáo dục phải kêu gọi phụ huynh đóng góp để trả lương cho bảo mẫu. Bàn ghế học sinh hư hỏng Nhà nước phải kịp thời cấp kinh phí cho các trường thay thế vì đây là nhu cầu cơ bản. Nhưng thực tế các trường không được cấp kinh phí kịp thời để sửa chữa, mua sắm. Do đó các trường phải xã hội hóa để nâng cao chất lượng giáo dục. Và ngay chính lãnh đạo ngành GD-ĐT cũng làm lơ cho các trường thực hiện”.
Tuy nhiên, theo ông, ngoài lý do cơ chế còn có nguyên nhân một số trường không cân nhắc, đưa ra quá nhiều công trình, thu quá nhiều khoản cùng lúc khiến phụ huynh bức xúc: “Nếu có một quy định cụ thể: những khoản nào do Nhà nước phải cấp kinh phí đủ để các trường mua sắm, những khoản nào nhà trường được xã hội hóa... thì tình hình sẽ ổn hơn”.
Không phải ngẫu nhiên mà cứ đến đầu năm học, nhiều phụ huynh lại bức xúc về việc thu tiền trường. Có quá nhiều khoản tiền phụ huynh phải đóng góp khiến những gia đình khó khăn lại càng khó khăn hơn. Thậm chí, một phụ huynh có con học lớp 10 ở Q.3 (TP.HCM) sau khi cộng hết các khoản học phí, thu hộ - chi hộ, thu thỏa thuận, thu tài trợ, tiền tăng tiết đã cho biết: “Mặc dù học trường công lập nhưng tính ra mỗi tháng tôi phải đóng nhiều hơn cả trường tư thục”.
Thu - chi nhập nhằng
Cần thiết phải xã hội hóa giáo dục trong điều kiện ngân sách eo hẹp như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều trường đưa ra những công trình chưa thật sự thiết thân với học sinh, phương pháp vận động không thuyết phục, sự nhập nhằng trong quá trình thu - chi, không công khai cho phụ huynh biết mua trang thiết bị hết bao nhiêu, còn bao nhiêu... làm phụ huynh bức xúc.
Ví dụ như tâm sự của một phụ huynh dưới đây: “Con gái tôi vừa vào lớp 10 một trường THPT công lập ở quận Bình Thạnh. Đầu năm, tại cuộc họp phụ huynh học sinh, cô giáo chủ nhiệm vận động mỗi phụ huynh đóng góp 1,3 triệu đồng để trang bị máy chiếu và 950.000 đồng để trang bị máy lạnh cho lớp. Số tiền này do nhà trường quy định mà không hề có bảng chiết tính chi phí cụ thể. Khi tôi thắc mắc với cô hiệu phó vì sao trang bị máy chiếu mà không phải là màn hình LCD thì cô giải thích: do từ trước đến nay các lớp đều trang bị máy chiếu, nên cần phải trang bị đồng nhất (??). Rõ ràng là một lời giải thích thiếu thuyết phục, vì màn hình LCD không nhỏ hơn là bao mà màu sắc tươi tắn hơn, trung thực hơn, chi phí rẻ hơn so với máy chiếu.
Về vấn đề vì sao không có bảng chiết tính chi phí cụ thể, vị đại diện phụ huynh học sinh của lớp giải thích: do có nhiều khoản chi tế nhị (bồi dưỡng cho điện lực mỗi khi có sự cố, đầu tư lắp đặt trạm điện riêng...) nên không thể công khai chi tiết. Hơn nữa, số tiền dự kiến thu bao gồm chi phí bảo trì bảo dưỡng thiết bị trong suốt ba năm học. Khi tôi thắc mắc vì sao không chia nhỏ số tiền này ra trong ba năm, vị này giải thích: thu một lần sẽ dễ hơn, vì sang năm nếu thiết bị có trục trặc mà vận động thu tiền bảo trì sẽ mất thời gian, không kịp sửa chữa”.
Hãy tố giác các trường lạm thu Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố kết quả đợt kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng lạm thu đầu năm học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn (Tuổi Trẻ 9-10). Từ thực tế của gia đình và hàng trăm bạn bè, người thân có con đang học tại các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội, tôi thấy kết quả kiểm tra chưa phản ánh đúng thực trạng lạm thu ở các cơ sở giáo dục của Hà Nội. Bản thân tôi trong tháng 9 đã trực tiếp đi họp phụ huynh cho hai con, hai cháu ở bốn trường khác nhau thì thấy cả bốn trường này thu những khoản sai quy định và hoàn toàn không có thỏa thuận trước với phụ huynh học sinh (thu tiền thuê người dọn vệ sinh, ủng hộ xây dựng trường, mua máy chiếu, quỹ khuyến học..., đặc biệt là thu quỹ hội cha mẹ học sinh rất cao, cả quỹ cấp trường và quỹ lớp từ 200.000-500.000 đồng/người). Thực hiện lời kêu gọi của lãnh đạo ngành giáo dục về việc khuyến khích nhân dân tố giác tình trạng lạm thu trong các trường, tôi đề nghị báo Tuổi Trẻ đăng tải những bằng chứng, hình ảnh, ý kiến phản ảnh việc lạm thu của các cơ sở giáo dục. Từ đây, chắc chắn bạn đọc sẽ cung cấp nhiều bằng chứng lạm thu của các trường, làm cơ sở cho lãnh đạo ngành giáo dục kiểm tra và khắc phục dứt điểm “bệnh lạm thu” vốn tồn tại từ nhiều năm nay. |
Hội phụ huynh phản ứng vì nhiều khoản thu Sáng 9-10, ông Bùi Văn Sỹ - trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh Trường tiểu học Trần Cao Vân (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) - cùng một số phụ huynh đã có đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng về việc thu tiền của học sinh tại trường này. Theo ông Sỹ, từ ngày 1-9, Trường tiểu học Trần Cao Vân tổ chức thu tiền ăn học sinh bán trú nhưng đến ngày 9-9 mới cho học sinh bán trú ăn trưa. Tuy nhiên, số tiền ăn từ ngày 1 đến ngày 9-9 nhà trường chỉ trả lại sáu ngày, còn hai ngày dùng để mua bánh trung thu mà không thông báo cho cha mẹ biết. Ngoài ra, nhà trường có tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4, 5 và tiến hành thu 200.000 đồng/học sinh gọi là tiền phục vụ cơ sở vật chất cho bán trú nhưng đến nay không thấy đầu tư (?). Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp thu mỗi học sinh 5.000 đồng/tháng để trường khảo sát hai môn toán, tiếng Việt nhưng lại không hề hỏi ý kiến phụ huynh. Trường vận động học sinh các lớp học hai buổi/ngày thu tiền từ 25.000-30.000 đồng để trả cho giáo viên dạy buổi thứ hai là không phù hợp... Liên quan đến những thông tin trên, bà Vương Thị Vân - hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Cao Vân - cho biết trường dùng tiền hai ngày ăn để mua bánh trung thu cho học sinh. Trường không thông báo cho phụ huynh vì đã là thông lệ năm nào cũng vậy. Đối với việc thu khoản tiền bồi dưỡng học sinh giỏi 200.000 đồng/học sinh dùng để thuê xe chở học sinh từ cơ sở 2 về, phục vụ đồ dùng, nhân viên bán trú... Với khoản thu 5.000 đồng để khảo sát, bà Vân cho biết thu 5.000 đồng/học kỳ (không phải tháng như phụ huynh nêu) để photo giấy kiểm tra, nếu phụ huynh không muốn thì sẽ viết lên bảng. Riêng tiền thu 25.000-30.000 đồng đối với học sinh học buổi thứ hai (bán trú) trong ngày hiện nhà trường mới đưa ra để xem xét và thỏa thuận với phụ huynh, nếu không được thì thôi. Theo bà Vân, khoản tiền này nhằm hỗ trợ giáo viên dạy buổi thứ hai, giúp họ yên tâm đứng lớp. Hiện Trường tiểu học Trần Cao Vân có 21 lớp học bán trú với gần 1.000 học sinh. |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận